Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ 5: Kế hoạch đảo lộn sau cái chết của Kennedy

Đúng là Kennedy không bỏ qua khả năng khai thác việc xích lại gần với Cuba, nhưng vẫn luôn luôn duy trì chính sách cứng rắn với nước này. Cũng có một thực tế là việc sử dụng biện pháp quân sự tấn công Cuba là điều rất không nên làm vào thời điểm đó bởi khả năng thương vong cao của lính Mỹ cũng như tác động xấu tới các đồng minh và dư luận thế giới, kể cả dư luận Mỹ.


 

Mặc dù có quyết tâm đối thoại nhưng Tổng thống Kennedy vẫn đồng ý cho triển khai các hoạt động khủng bố nhằm vào Cuba.


Mặt khác thì khả năng quốc phòng của Cuba đã được tăng cường và lực lượng chống đối cách mạng ở trong nước đã suy yếu đáng kể. Tuy nhiên, lựa chọn đó không hoàn toàn bị gạt bỏ nếu tính về lâu dài hoặc trong trường hợp xuất hiện một sự kiện bất thường nào đó có thể được dùng làm cái cớ hợp pháp.

Như vậy có thể thấy vào thời gian đó, chiến lược của Kennedy đối với Cuba là sử dụng tất cả mọi con bài có thể đáp ứng những lợi ích của Mỹ. Theo cách đó, Mỹ đã phối hợp các hoạt động khủng bố với các chiến thuật ngoại giao và việc lập ra đội quân đánh thuê, xây dựng một kế hoạch với nhiều phương án nhằm gây sức ép tối đa lên đảo quốc này, làm cho chế độ của Fidel Castro bị xói mòn dần dần đến chỗ bị sụp đổ hoặc buộc phải thương lượng theo các điều kiện phù hợp với lợi ích của Mỹ

Vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã phá hỏng cơ hội cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Cuba.

Trước đó, ngày 19/6/1963, theo đề nghị của “Nhóm thường trực”, Tổng thống Kennedy đã thông qua kế hoạch phá hoại những ngành kinh tế cơ bản của Cuba như điện lực, lọc dầu, các kho tàng, vận tải đường sắt và đường bộ. Và đến ngày 12/11, Kennedy phê chuẩn kế hoạch của CIA cho phép “một nhóm chống Castro” tiến hành hoạt động nhằm vào Cuba xuất phát từ Nicaragoa và Côxta Rica cũng như một loạt các kế hoạch phá hoại các nhà máy lọc dầu, các kho chứa dầu, một nhà máy điện lớn, các nhà máy đường, cầu đường sắt, các bến tàu, cầu cảng, các tàu biển của Cuba. Kennedy đồng thời thực hiện chính sách cô lập Cuba về mặt ngoại giao, xiết chặt cuộc bao vây cấm vận kinh tế và thúc đẩy các hoạt đông chống phá bí mật khác. CIA cũng không từ bỏ âm mưu tiến hành ám sát Fidel Castro. Đích thân Tổng Thanh tra của CIA dưới thời Kennedy sau này đã viết: “Có nhiều khả năng là chính vào lúc Tổng thống Kennedy bị bắn thì một quan chức CIA cũng đang gặp gỡ một nhân viên người Cuba ở Pari và giao cho người này phương tiện để ám sát Fidel Castro.

Chỉ 3 ngày sau khi vụ ám sát Kennedy xảy ra, trong thư gửi cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy, trợ lý Gordon Chase đã bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng xích lại gần Cuba với việc Lyndon B.Johnson trở thành người đứng đầu Nhà Trắng.

Chase tâm sự: “Trong khi luôn nghĩ rằng Tổng thống Kennedy có thể đã đạt được một thỏa thuận với Fidel Castro và tin rằng ông có thể giành được sự ủng hộ tối thiểu của dư luận trong nước, thì tôi lại không chắc rằng Tổng thống Johson có thể làm được điều đó. Có một vấn đề là một vị tổng thống mới chưa từng đối đầu thắng lợi với Castro và những người cộng sản (ví dụ như Tổng thống Kennedy trong vụ tên lửa tháng 10/1962) thì có nhiều nguy cơ bị người dân Mỹ lên án là “mềm yếu”. Mặt khác việc Lee Oswald (thủ phạm bắn chết Kennedy) bị cáo buộc là người ủng hộ Fidel Castro sẽ càng làm cho việc xích lại gần Cuba trở nên khó khăn hơn.

Tuy vậy, Chase cũng bày tỏ quan điểm cho rằng một cuộc nói chuyện sơ bộ giữa Attwood và Đại sứ Lechuga cũng đem lại lợi ích để có được “một tài liệu có giá trị về điều mà Fidel Castro coi là có thể thương lượng được (chẳng hạn vấn đề quan hệ với Liên Xô) và cũng là một dấu hiệu để xem ông ta đánh giá như thế nào về tác động của sự kiện ngày 22/11 (vụ ám sát Kennedy) đối với mối quan hệ Cuba - Mỹ.

Ngày 4/12/1963, Đại sứ Lechuga đã gặp Atwood tại Liên hợp quốc và thông báo với người đại diện của Mỹ rằng, ông ta có trong tay lá thư của Fidel Castro trong đó nhà lãnh đạo Cuba thông qua các chi tiết của cuộc đàm phán và chương trình nghị sự cho cuộc gặp gỡ sắp tới. Tuy nhiên, sau khi Atwood thông báo cho Chase thì ngay lập tức nhận được chỉ đạo trả lời với phía Cuba rằng quyết định sẽ phải chờ một thời gian bởi vì lúc này các chính sách của Mỹ đang được xem xét lại.

Hoài Nam (Theo Rebelion)

Đón đọc kỳ 6: Johnson không chọn hướng đi của người tiền nhiệm

Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng
Bí mật đằng sau mối quan hệ Mỹ- Cuba - Kỳ cuối: Chủ quyền không phải để thương lượng

Cuối cùng nổi lên một câu hỏi thường lặp đi lặp lại trong giới nghiên cứu của thời kỳ này, đó là liệu đã có thể đạt tới những bước đi chắc chắn hơn trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba nếu không xảy ra vụ ám sát Kennedy?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN