Hải quân Brazil đánh chìm 'tàu sân bay ma' nặng 32.000 tấn sau nhiều tháng lênh đênh trên biển

Hải quân Brazil tuyên bố sẽ đánh chìm tàu sân bay đã 60 tuổi và không còn hoạt động, đang lênh đêng trên Đại Tây Dương. Con tàu này đã “lang thang” 3 tháng ngoài khơi bởi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tiếp nhận chiến hạm này.

Chú thích ảnh
Tàu sân bay Sao Paulo. Ảnh: Reuters

Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin tàu sân bay Sao Paulo 32.000 tấn đã được kéo đến châu Âu nhưng không thể vượt qua Eo biển Gibraltar và buộc phải trở về qua Đại Tây Dương sau khi Thổ Nhĩ Kỳ nhận định chiến hạm này gây tác hại tới môi trường.

Hải quân Brazil thông báo rằng tàu sân bay Sao Paulo đang ở trên vùng biển của nước này có nguy cơ bị chìm do vậy không được phép cập cảng Brazil.

Mặc dù Bộ trưởng Môi trường Marina Silva đề nghị không đánh chìm tàu sân bay này, Hải quân Brazil khẳng định lực lượng này không còn lựa chọn nào ngoài việc đánh đắm con tàu tại khu vực cách bờ biển 5.000 m, sâu 350 km thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.

Hải quân Brazil đồng thời bổ sung rằng địa điểm này nằm cách xa khu vực bảo vệ môi trường và không có cáp viễn thông.

Hải quân Brazil dự kiến đánh chìm tàu sân bay này vào 1/2 tuy nhiên các công tố viên đã tìm cách ngăn cản sự kiện thực hiện trên vùng biển Brazil vì rủi ro môi trường, trong đó có yếu tố nhiều tấn amiăng bên trong con tàu.

Tuy nhiên, vào chiều cùng ngày, Thẩm phán liên bang đã bác bỏ đề nghị đưa lệnh cấm của tòa bởi cho rằng Hải quân Brazil đã cân nhắc yếu tố môi trường.

Tàu sân bay Sao Paulo lớp Clemenceau này từng phục vụ Hải quân Pháp trong giai đoạn từ 1963 - 2000 và có khả năng chở theo 40 chiến đấu cơ, sau đó trở thành hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải quân Brazil.  Nhưng số phận con tàu này khá lận đận.

Brazil đã bán tàu Sao Paulo cho một xưởng đóng tàu tại Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2021. Đến tháng 8/2022, con tàu này rời căn cứ Hải quân ở Rio de Janeiro để lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trên quãng đường di chuyển, Thổ Nhĩ Kỳ bỗng hủy bỏ cấp phép cho con tàu vào lãnh hải nước này với lý do Brazil chưa chứng minh được tàu Sao Paulo không còn amiăng. Do đó, tàu sân bay 60 tuổi này phải lênh đênh trên biển.

Brazil cũng không muốn nhận lại tàu sân bay này. Vào tháng 9/2022, bang Pernambuco không cho tàu Sao Paulo cập cảng.

Tàu Sao Paulo tiếp tục “lượn lờ” ngoài khơi cho đến ngày 20/1 khi Hải quân tuyên bố đã đẩy tàu sân bay này vào vùng biển quốc tế.

Hải quân Brazil cho biết buộc phải làm vậy bởi tàu sân bay này có nguy cơ chìm gây rủi ro cho các tàu khác cũng như sinh vật biển.

Những chiếc thuyền bị bỏ rơi không phải là hiếm bởi vì chúng rất tốn kém để duy trì và xử lý đúng cách. Mỗi năm có hàng chục nghìn tàu bị bỏ lại trong bến cảng, trên bãi biển hoặc trên biển.

Ở Nigeria, hàng nghìn tàu chở hàng và tàu đánh cá thương mại bị đắm nằm rải rác trên biển, phá hủy hệ sinh thái bãi biển và khiến các tuyến đường thủy trở nên nguy hiểm đối với cộng đồng địa phương.

Ở Venice (Italy), khoảng 2.000 chiếc thuyền nhỏ bị bỏ rơi đang làm tắc nghẽn một vùng đất ngập nước địa phương.

Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO) ước tính rằng từ năm 2013 đến năm 2016, đã có 5.600 chiếc thuyền bị bỏ rơi ở vùng biển nước Mỹ.

Tại Brazil, Vịnh Guanabara thuộc bang Rio de Janeiro đang phải gánh chịu 200 tàu, trong đó có tàu chở hàng và chở dầu, bị bỏ hoang rỉ sét cho những người chủ gặp khó khăn tài chính và pháp lý.

Việc loại bỏ những tàu này là vấn đề gây đau đầu cho các chính phủ. Việc kéo chúng đi có thể tiêu tốn từ 8.000 USD - 1,8 triệu USD mỗi tàu.

Nhưng những con tàu lớn như Sao Paulo thường không bị bỏ mặc bởi chúng chứa lượng lớn kim loại giá trị cao có thể bán lại.

Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Reuters)
Xem lính Nga vận hành đoàn tàu bọc thép đặc biệt
Xem lính Nga vận hành đoàn tàu bọc thép đặc biệt

Tại vùng tác chiến đặc biệt, đoàn tàu đặc biệt được trang bị vũ khí "đến tận chân răng" của quân đội Nga sẽ biến thành lá chắn an toàn cho các đoàn tàu chở dân thường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN