Chiều 19/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu về dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng cùng đại diện các ban, ngành thành phố Hà Nội.
Tại Hà Nội hiện có khoảng 250 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trên 2,7 triệu lao động, hơn 664.000 đoàn viên làm việc và sinh sống. Ngay sau Đại hội XVII Công đoàn thành phố (nhiệm kỳ 2023 - 2028), các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phát động sâu rộng các phong trào thi đua, tạo không khí phấn khởi trong công nhân viên chức, người lao động, nhất là trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Theo Công an thành phố Hà Nội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, cán bộ, công chức và người lao động được nghỉ từ ngày 8/2 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Dự báo, trong các ngày mùng 4, mùng 5 Tết Nguyên đán, đông đảo người dân và phương tiện giao thông sẽ quay trở lại thành phố bắt đầu làm việc, học tập.
Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, các quốc gia trên thế giới từng bước vượt qua khó khăn hậu COVID-19, nền kinh tế trên đà phục hồi.
Năm 2024, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công của thành phố Hà Nội là 81.033 tỷ đồng (gấp 1,72 lần so với đầu năm 2023); trong đó đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất là 36.100 tỷ đồng (gấp 2,24 lần so với kể hoạch năm 2023 giao đầu năm). Dự báo năm 2024 là năm nhiều thách thức, khó khăn đối với thành phố về tỷ lệ giải ngân, về huy động nguồn vốn, về những khó khăn, vướng mắc trong nhiều năm trước chuyển sang.
Hà Nội đón chào năm mới Giáp Thìn 2024 với một tâm thế vững tin, quyết tâm và khát vọng.
Đêm 30 Tết, tiết trời Hà Nội se lạnh, tương đối thuận lợi để người dân đi đón Giao thừa, tận hưởng thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Những lo toan, tất bật thường ngày tạm gác lại, thay vào đó là sự hân hoan, kỳ vọng vào năm mới tốt đẹp hơn. Hà Nội không chỉ đón Giao thừa trong sự lắng đọng, thiêng liêng mà vẫn rộn ràng niềm vui.
Sở Xây dựng Hà Nội đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra trong hoạt động xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; trong đó, tập trung vào các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị nhằm kịp thời phát hiện xử lý các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh.
Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 đang đến rất gần. Cùng với các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm chăm lo cho các gia đình phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng được thành phố Hà Nội tập trung thực hiện.
Thực hiện chính sách đặc thù, toàn bộ người cao tuổi ở Hà Nội trong độ tuổi từ 70 đến dưới 80 tuổi được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngày 1/1/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
Những ngày qua, ở Hà Nội có mưa nhỏ, sương mù dày đặc khiến việc lưu thông tại nhiều tuyến đường gặp khó khăn. Trong khi đó, một số người dân đã rời Thủ đô để về quê nghỉ Tết sớm nên mật độ phương tiện tại nhiều tuyến đường tăng cao, dẫn đến ùn tắc giao thông.
Chào đón năm 2024, đêm Giao thừa Tết Giáp Thìn, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 32 trận địa, để nhân dân Thủ đô thưởng ngoạn đón Xuân.
Để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã thu hồi đất của người dân bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện. Một số địa phương sáp nhập về Hà Nội thuộc các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ) có chính sách giao đất dịch vụ cho những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống và tạo thuận lợi khi triển khai giải phóng mặt bằng.
Mặc dù thời điểm gần Tết, khối lượng công việc nhiều và gấp gáp, nhưng bằng sự quyết tâm cao, vào cuộc khẩn trương, xuyên ngày nghỉ nên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng cao trong tháng đầu năm.
Nhờ có chính sách hỗ trợ đặc thù, trong năm 2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH) tại Hà Nội tăng ấn tượng. Số người tham gia BHXH tự nguyện tại Hà Nội là 106.339 người, tăng 31.324 người, tăng 41,76% so với năm 2022, chiếm 2,3% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt 0,3% chỉ tiêu được Hội đồng nhân dân thành phố giao.
Ngày 31/1, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng về việc tránh tình trạng thời gian qua việc quản lý Hồ Tây có biểu hiện "cha chung không ai khóc" (nhiều đơn vị cùng quản lý), UBND quận Tây Hồ tổ chức công bố quyết định thành lập Ban Quản lý Hồ Tây theo quyết định số 178/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.
Tuyến xe điện Hoàn Kiếm - Hoàng Thành Thăng Long do UBND quận Hoàn Kiếm, Công ty Cổ phần Ðồng Xuân phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức, sẽ chính thức khai trương vào sáng 5/2, tại Hoàng thành Thăng Long nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của người dân và du khách khám phá các di sản Hà Nội. Thông tin này được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết ngày 31/1.
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội vừa có văn bản về việc điều chỉnh tổ chức giao thông thí điểm làn đường cho xe đạp tuyến ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hòa. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1/2.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 30/1, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đã đến thăm hỏi, tặng quà nhà giáo mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, sau khi kết thúc đợt 1 lấy nước đổ ải, nhiều huyện như: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức... phần lớn diện tích gieo cấy đã đủ nước đổ ải. Nông dân bắt đầu xuống đồng đưa nước lên ruộng, làm đất, chuẩn bị gieo cấy lúa vụ Đông Xuân.