Khai mạc Triển lãm kết nối giao thương và giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024

Ngày 6/11 tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã khai mạc Triển lãm Kết nối Giao thương và Giới thiệu Sản phẩm Công nghệ số Hà Nội 2024.

Sự kiện là điểm nhấn quan trọng trong chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội, tạo cơ hội để doanh nghiệp địa phương vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số và công nghệ cao.

Chú thích ảnh
Giám đốc HPA Nguyễn Ánh Dương phát biểu tại lễ khai mạc.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kết nối cùng Phát triển “Link to Grow” - Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với chủ đề “Hanoi DigiTech 2024.” Sự kiện diễn ra từ ngày 6-8/11, với hơn 60 gian hàng trên diện tích khoảng 2.500 m², bao gồm các khu vực triển lãm thành tựu, tiềm năng đầu tư của Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao và khu vực giao dịch, kết nối giữa các doanh nghiệp.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc HPA nhấn mạnh: “Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản trị và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghệ số, công nghệ cao, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế”.

Chú thích ảnh
Các đại biểu ấn nút khi mạc Triển lãm.

Đặc biệt, triển lãm còn tổ chức khu vực quảng bá tiềm năng phát triển công nghệ số và môi trường đầu tư tại Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, giúp doanh nghiệp hợp tác, liên kết trong phát triển sản phẩm công nghệ số, chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác nhau.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc HPA cùng các đại biểu tham dự đi tham quan các gian hàng tại Triển lãm.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Các đại biểu tham quan khu vực môi trường đầu tư tại Hà Nội và quảng bá tiềm năng phát triển công nghệ số.

Tại đây, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm và tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế. Các đại biểu cũng thảo luận vai trò của doanh nghiệp công nghệ trong việc hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chuyển đổi số, giúp xây dựng nền kinh tế số bền vững.

Chú thích ảnh
Nhiều nội dung về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số... được các đại biểu chia sẻ.
Chú thích ảnh
PGS.TS Nguyễn Hoài Sơn chia sẻ việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy, học tập và quản lý.

Trong ngày, Diễn đàn Ứng dụng Thương mại Điện tử và Công nghệ số năm 2024 cũng đã diễn ra với sự tổ chức của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương). Tại đây, các doanh nghiệp đã giới thiệu nhiều ứng dụng công nghệ thương mại điện tử, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và phát triển bền vững.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ nổi bật trong ngành đã giới thiệu các nền tảng quản lý thương mại điện tử, công cụ phân tích dữ liệu và các giải pháp tăng cường bảo mật. Đây là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng lợi ích của công nghệ số trong việc mở rộng thị trường và tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Lê Phú/Báo Tin Tức
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách thủ tục hành chính

UBND tỉnh Tây Ninh được Thủ tướng Chính phủ giao 176 nhiệm vụ của Chương trình cải cách hành chính Nhà nước (giai đoạn 2021 - 2030), tỉnh đang thực hiện trong hạn 49 nhiệm vụ, quá hạn 5 nhiệm vụ; hoàn thành đúng hạn 89 nhiệm vụ, quá hạn 4 nhiệm vụ; hoàn thành nhưng đang chờ xác nhận 29 nhiệm vụ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN