Chính quyền thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để chuẩn bị khởi công 2 dự án đường sắt trọng điểm quốc gia: Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội.
Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã kiểm tra công tác khắc phục bão và kiểm tra tình hình ngập lụt tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình.
Chiều 10/9, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã kiểm tra công tác ứng phó với mưa lũ tại huyện Ba Vì. Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt chỉ đạo huyện Ba Vì duy chặt chẽ không để người và phương tiện qua cầu Trung Hà.
Ngày 10/9, trước tình hình mưa kéo dài, lũ sông Hồng lên cao, Hà Nội đã chủ động linh hoạt các phương thức dạy học, sơ tán người dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, kêu gọi người dân hộ đê xung yếu, các đơn vị y tế sẵn sàng mọi phương án phòng, chống với dịch bệnh sau mưa lũ.
Đêm khuya 9/9, nước sông Hồng dâng lên nhanh khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm bị ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Qua rà soát các công trình cầu yếu, cầu tạm trên địa bàn thành phố của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các địa phương cho thấy, trên địa bàn còn tồn tại khoảng 89 cầu yếu, cầu tạm cần cải tạo, sửa chữa, đầu tư xây dựng mới.
Ngày 9/9, đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, ngay từ sáng sớm, công ty đã bố trí công nhân, máy móc, phương tiện tổ chức thu dọn vệ sinh các miệng thu, các tấm chắn vật cản, trục vớt cây gãy đổ trên kênh, mương, hồ, các trạm bơm, trạm xử lý đảm bảo công tác thoát nước; tập trung vận hành các trạm bơm đầu mối để tiêu thoát nước trên hệ thống và giữ mực nước đệm trên sông, hồ ở ngưỡng thấp nhất, sẵn sàng tiếp nhận và vận chuyển nước khi tiếp tục có mưa.
Sáng sớm 9/9, trên nhiều tuyến đường Thủ đô Hà Nội, các phương tiện giao thông tấp nập lưu thông.
Theo báo cáo nhanh mới nhất, tính đến tối 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 25.156 cây đổ và cành gãy, trong đó cây đổ là 24.807 cây, tập trung nhiều ở các địa bàn: Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Nam Từ Liêm… Cây đổ đã gây ra các thiệt hại về người và làm một số phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại.
Tối 8/9, tin từ Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơn bão số 3 đi qua để lại những hậu quả hết sức nặng nề trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Để khắc phục tình trạng cây xanh gãy đổ sau cơn bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nghiêm các giải pháp khắc phục hậu quả.
Ngày 8/9, đi kiểm tra, nắm tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tại quận Tây Hồ (Hà Nội), Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương ghi nhận và biểu dương sự chủ động, kịp thời trong công tác chỉ đạo của quận Tây Hồ để đảm bảo cho người dân được an toàn trong cơn bão số 3, đặc biệt đối với việc di dời các hộ dân ở khu chung cư cũ P16A, chung cư 254B Thụy Khuê và các hộ dân ngoài đê phường Phú Thượng.
Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, đã có hơn 10.000 cây gãy đổ, giao thông đang vướng mắc nhiều tuyến phố của thành phố sau cơn bão số 3.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 7/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, khu vực nội thành Hà Nội có mưa to đến rất to.
Tối 6/9, trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã khiến nhiều người thương vong và thiệt hại về tài sản, nhất là bão vẫn đang di chuyển, cường độ mạnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đang khẩn trương ứng phó với bão số 3.
Ngày 6/9, tại cuộc họp Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, trước nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của bão số 3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý, các cấp, ngành, báo, đài, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân để chủ động phối hợp phòng, chống lụt bão; bảo đảm không xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, đồng thời không hoang mang, lo sợ.
Là trung tâm lớn về hành chính của cả nước, Hà Nội luôn xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ hàng đầu hỗ trợ cho công tác điều hành, chỉ đạo, cũng như kết nối, giải quyết thủ tục cho người dân và doanh nghiệp.
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 diễn ra từ ngày 12-15/9 tại Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, hứa hẹn là sự kiện nổi bật, quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của Thủ đô đến với du khách trong nước và quốc tế.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu chịu ảnh hưởng của bão số 3. Từ ngày 7 - 9/9, Hà Nội đón một đợt mưa vừa, mưa to đến rất to.
UBND quận Hà Đông (TP Hà Nội) vừa phê duyệt kết quả thi tuyển phương án kiến trúc dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao nằm trên địa bàn 2 phường Hà Cầu và Kiến Hưng - làm trong những địa bàn có mật độ dân cư lớn.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hát Môn (thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội).