Vĩnh Phúc: Khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở bậc Mầm non và Tiểu học

Tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục ở các ngành học, cấp học được nâng cao, chuyển biến rõ rệt.

Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp được chuẩn hóa ngày càng cao. Tuy vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh đang gặp khó khăn do tình trạng thiếu hàng ngàn giáo viên ở bậc bọc Mầm non và Tiểu học.

Chú thích ảnh
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện thiếu khoảng 2.700 giáo viên; trong đó bậc Tiểu học thiếu 600-700, bậc học Mầm non thiếu khoảng 2.000 giáo viên. Ảnh: baovinhphuc.com.vn

Lý giải về tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng, việc thiếu giáo viên chủ yếu diễn ra ở các thành phố, khu công nghiệp và khu tập trung dân cư, nơi có đông đảo lao động trẻ từ nhiều địa phương đến sinh sống. Họ đang trong độ tuổi sinh đẻ, dẫn đến tỷ lệ trẻ sinh ra và đến trường tăng cao. Mặt khác, thu nhập của người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không ngừng được cải thiện (nhiều nơi đạt 7-8 triệu đồng/người/tháng). Trong khi đó, các giáo viên hợp đồng mới vào nghề thu nhập lại thấp nên đã bỏ việc ở các trường để đi tìm công việc khác có thu nhập cao hơn, Thực tế này đòi hỏi các ngành chức năng cần xem xét, có cơ chế chính sách đãi ngộ phù hợp để giữ chân giáo viên, nhất là giáo viên hợp đồng.

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh hiện thiếu khoảng 2.700 giáo viên; trong đó bậc Tiểu học thiếu 600-700, bậc học Mầm non thiếu khoảng 2.000 giáo viên. Bậc học Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh cơ bản đủ giáo viên giảng dạy. Các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đảm bảo hoạt động dạy và học tại các nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành sáp nhập các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông ở một số địa phương theo chỉ đạo của UBND tỉnh để tận dụng đội ngũ giáo viên thừa và thiếu cục bộ giữa các huyện, thành phố và giữa các trường. Sở đề nghị UBND tỉnh tiếp tục tổ chức tuyển giáo viên, đảm bảo tối thiểu có 2 giáo viên/lớp Mầm non, 1 giáo viên văn hóa/lớp Tiểu học; xem xét và đánh giá kỹ để giảm đầu lớp, tăng sĩ số học sinh ở những trường thiếu giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đề xuất với UBND tỉnh xét tuyển và thi tuyển vào biên chế đối với các giáo viên đang dạy hợp đồng; đồng thời tuyển thêm giáo viên mới để đảm bảo số lượng giáo viên đủ đứng lớp. Công tác tuyển dụng giáo viên được đánh giá tổng thể, mang tính ổn định lâu dài, có tính dự đoán dự báo cao và công tác tuyển dụng được phân chia theo các giai đoạn, theo mỗi năm học. Qua đó, tránh tình trạng dư thừa giáo viên khi số lượng trường lớp, số lượng học sinh ổn định trong những năm tới.

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có hơn 520 cơ sở giáo dục với hơn 300.000 học sinh. Trong tổng số 9.000 phòng học hiện có, tỷ lệ phòng học kiên cố với bậc học Mầm mon đạt 79,2%; ở bậc học Tiểu học là gần 97%; bậc Trung học cơ sở là gần 99%.

Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN)
Nhiều trường ở Hà Nội thiếu giáo viên do cắt hợp đồng
Nhiều trường ở Hà Nội thiếu giáo viên do cắt hợp đồng

Trước thềm năm học mới, nhiều trường đã buộc phải chấm dứt hợp đồng hợp đồng với các giáo viên. Giáo viên cũ bị cho nghỉ, giáo viên mới lại chưa tuyển dụng được, nhiều trường đang loay hoay giải bài toán thiếu giáo viên đứng lớp. Trong khi đó, kế hoạch tuyển mới 11.000 giáo viên của Hà Nội được đưa ra từ tháng 3/2019, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN