Quảng Nam: Gần 1.500 học sinh bỏ học

Theo số liệu của Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Quảng Nam, kết thúc học kỳ 1 năm học 2012-2013 cũng là thời điểm sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ, toàn tỉnh có 1.495 học sinh bỏ học, tập trung ở các huyện miền núi và ở bậc THPT.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo Sở GD-ĐT và các địa phương khẩn trương kiểm tra để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các trường báo cáo ngay số lượng học sinh bỏ học được xác lập theo từng thôn, xã để đề nghị UBND huyện có văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp huy động số học sinh bỏ học ra lớp. Các trường tiếp tục tăng cường thời lượng dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu kém, duy trì các lớp tự học ban đêm có hướng dẫn của giáo viên cho các học sinh nội trú.

Bên cạnh đó, các trường cần nghiên cứu đổi mới phương pháp để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh người dân tộc. Các giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường bám sát lớp, nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến về tâm tư tình cảm đối với những học sinh có nguy cơ bỏ học cao.

Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá xếp loại học sinh theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT, cụ thể là quản lý chặt chẽ việc đánh giá cho điểm, xếp loại học sinh, có đánh giá so sánh trong từng bộ môn, không để học sinh ngồi nhầm lớp…

Sở GD-ĐT cũng đề nghị UBND các huyện có tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều định kỳ mở các hội nghị giáo dục ở cơ sở, huy động những người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản bàn biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học…

Ông Trần Văn Nhựt, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT cho biết: Học sinh bỏ học chủ yếu là học sinh lớp 10. Các em bỏ học một phần do học lực yếu, không theo được trong giai đoạn đầu chuyển cấp, một mặt là do gia đình khó khăn, phải tham gia lao động để phụ giúp gia đình, đặc biệt vào thời điểm sau Tết khi công việc nương rẫy, hái chổi, đót bắt đầu vào mùa. Bên cạnh đó, nhiều em trước đây là học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, sau khi tốt nghiệp THCS nhưng không được xét vào học lớp 10 tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ học.


H.Chung

Học sinh bỏ học sau Tết giảm hẳn

Thông thường cứ sau Tết Nguyên đán, tình trạng học sinh bỏ học, “học giã gạo” (bữa học, bữa nghỉ) diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN