Một giáo viên Việt Nam tham gia khóa học về vũ trụ

205 giáo viên đến từ 24 quốc gia, trong đó có một đại diện của Việt Nam, đang gấp rút chuẩn bị tham gia chương trình Honeywell Educators @ Space Academy (HESA) - chương trình đào tạo đặc biệt nhằm truyền cảm hứng cho đội ngũ giáo viên - những người đóng vai trò khơi gợi niềm đam mê cho học sinh của mình theo đuổi sự nghiệp học tập và làm việc trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).


Năm nay, cô giáo Nguyễn Thanh Thuyết, đến từ Sóc Trăng đã được lựa chọn là đại diện cho Việt Nam tham gia chương trình.


Các giáo viên này sẽ tham gia một trong hai khóa đào tạo 5 ngày, được tổ chức nối tiếp nhau từ 10-23/6/2015, tại Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ, Huntsville, Ala. Các giáo viên sẽ được đào tạo nghiêm ngặt, tập trung vào các bài tập về khoa học và thăm dò không gian, bao gồm các hoạt động mô phỏng phi hành gia vũ trụ như mô phỏng máy bay phản lực hiệu suất cao, nhiệm vụ vũ trụ giả định, đào tạo sinh tồn trên mặt đất và trong môi trường nước, và chương trình động lực học tương tác.


Hợp tác cùng Trung tâm Vũ trụ & Tên lửa Hoa Kỳ (USSRC), Honeywell đã phát triển chương trình học bổng đặc biệt này với mục đích giúp giáo viên dạy các môn toán và khoa học tại các trường trung học giảng dạy hiệu quả hơn trong các bộ môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong 11 năm qua, Honeywell đã trao học bổng cho 2.381 giáo viên đến từ 55 quốc gia, trong đó có 3 giáo viên đến từ Việt Nam. 


Để tham gia chương trình Honeywell Educators @ Space Academy, các ứng viên cần hoàn thiện một quy trình đăng ký chặt chẽ. Các giáo viên được lựa chọn sẽ được cấp học bổng, chi phí đi lại, học phí, và chi phí ăn ở do Honeywell và các nhân viên của tập đoàn đóng góp tài trợ.


“Để truyền cảm hứng cho học sinh, trước tiên chúng ta cần truyền cảm hứng cho giáo viên và chương trình này được thực hiện với mục đích khơi dậy niềm đam mê trong mỗi giáo viên”, ông Michael A.Bennett, Chủ tịch Honeywell Hometown Solutions – nhóm các sáng kiến vì cộng đồng của Honeywell – chia sẻ, “trải nghiệm này sẽ giúp các giáo viên tích lũy thêm những kỹ năng mới khơi gợi sự háo hức khám phá các môn toán và khoa học cho các thế hệ kỹ sư, các nhà lập trình, các nhà toán học và phi hành gia sau này”.


Theo thống kê của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, trong vòng 10 năm qua, nhu cầu tuyển dụng các công việc liên quan đến toán học, khoa học, công nghệ và kỹ thuật đã gia tăng gấp 3 lần so với nhu cầu tuyển dụng trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, theo Phòng Giáo dục Hoa Kỳ, chỉ có 16% học sinh cuối cấp ở các trườngtrung học tự tin vào năng lực học tập môntoán và hứng thú với việc theo đuổi các công việc liên quan đến toán học, khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Cũng chỉ có một nửa số lượng các sinh viên theo học các bộ môn nói trên tại trường đại học khi tốt nghiệp ra trường làm việc đúng ngành nghề.



“Đây là năm thứ ba tôi được chứng kiến các giáo viên Việt Nam tham gia chương trình đào tạo lý thú này, với mong muốn có thể nâng tầm cho việc giáo dụctrong các bộ môn toán học và khoa học tại Việt Nam” – bà Mai Trang Thanh, chủ tịch Honeywell Đông Dương nói, “tôi hy vọng động lực này ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn để có thêm nhiều giáo viên và học sinh được hưởng lợi từ chương trình này”.


Từ năm 2004, các giáo viên tham dự chương trình đã chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình tới hơn 2 triệu học sinh, truyền cảm hứng để thúc đẩy nhiều người theo đuổi sự nghiệp giáo dục và làm việc trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học. Tác động của chương trình tiếp tục vượt xa khỏi khạm vi lớp học, từ việc gây dựng chương trình xin tài trợ từ chính quyền địa phương hay chính quyền liên bang, đưa các em học sinh tham dự các dự án giáo dục của NASA và quốc tế, tới việc xây dựng các chương trình ngoài giờ chú trọng vào các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.


PP

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN