Mô hình trường học mới tại Đắk Lắk

Hiện nay, giáo dục tiểu học Đắk Lắk đang đồng loạt thí điểm và triển khai nhiều chương trình, đề án, dự án như: Đề án dạy và học ngoại ngữ, Chương trình Seqap, phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột”… trong đó thành công nhất là Mô hình trường học mới VNEN.

Mô hình trường học mới VNEN được triển khai thí điểm tại Đắk Lắk từ năm học 2011-2012, với 8 lớp học, 242 học sinh (lớp 2 và lớp 3) của 4 trường tiểu học ở thành phố Buôn Ma Thuột và thị xã Buôn Hồ.

Một lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN. Ảnh: Phương Vy-TTXVN


Ngay trong năm học đầu tiên, mô hình trường học mới đã mang lại kết quả khả quan khi học sinh ở các lớp học VNEN đều có kết quả học tập vượt trội hơn so với học sinh các lớp bình thường; và có ba cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức tốt lớp học theo mô hình trường học mới.

Nhờ vậy, mô hình này đã đã có sức lan tỏa và nhanh chóng được nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Đến năm học 2014-2014, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 74 trường tiểu học trong toàn tỉnh với 23.585 học sinh (trong đó có 6.329 học sinh dân tộc thiểu số) từ lớp 2 đến lớp 5 tham gia mô hình trường học mới.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình trường học mới, Ban chỉ đạo và Ban Quản lý dự án VNEN tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn cho phù hợp với thực tế các trường và địa phương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện cũng thành lập cụm trường để sinh hoạt chuyên môn, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình dạy học; thành lập tổ tư vấn chuyên môn để hỗ trợ các trường, hướng dẫn các trường lựa chọn những giáo viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo dạy các lớp theo mô hình trường học mới, thiết kế thời khóa biểu riêng cho các lớp VNEN.

Các trường đã chủ động bố trí lớp học, xây dựng thời khóa biểu 2 buổi/ngày, tạo môi trường giáo dục thân thiện và an toàn để khích lệ các em đồng hành cùng giáo viên trong quá trình thực hiện nội dung dự án.

Theo đánh giá của Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk, mô hình trường học mới này đã góp phần nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục tiểu học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt học sinh dân tộc thiểu số. Học sinh đã mạnh dạn, tự tin hơn và bước đầu hình thành tính độc lập suy nghĩ và cách giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.

Các em được hoạt động đều trong nhóm, không tập trung vào học sinh khá giỏi như trước đây và hình thành kỹ năng học tập và kỹ năng sống. Kết quả học tập của học sinh các lớp VNEN đã có sự tiến bộ so với khi chưa triển khai thực hiện, tỷ lệ học sinh yếu của các lớp đều giảm mạnh.

Bên cạnh đó, nhận thức của phụ huynh, và giáo viên về mô hình trường học mới được nâng lên… Tuy nhiên, để nhân rộng hơn nữa mô hình này, ngành giáo dục Đắk Lắk đang gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất thiếu thốn; nhiều giáo viên vẫn còn dạy theo phương pháp cũ.


Anh Dũng
Mô hình trường học mới ở TP. HCM
Mô hình trường học mới ở TP. HCM

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong năm học mới 2014 – 2015 có 51 trường tiểu học thực hiện mô hình trường học mới VNEN và 104 trường tiểu học sẽ thí điểm từng phần mô hình này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN