Diễn đàn Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Môn học nhiều lại yêu cầu cao

Theo một số chuyên gia giáo dục thì Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đưa ra với nhiều phẩm chất năng lực với học sinh là quá cao. Trong khi đó, các môn học bắt buộc nhiều, cần phải sắp xếp lại phù hợp với với thực tế và thông lệ quốc tế.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến.

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Quá nhiều môn học bắt buộc


Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD – ĐT) đưa ra có khá nhiều môn học bắt buộc với học sinh chưa phù hợp.


Đó là các môn như: Giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất và hoạt động sáng tạo. Giáo dục quốc phòng và an ninh tuy rất quan trọng, nhưng nên tập trung đối với những học sinh thực hiện  nghĩa vụ quân sự. Như vậy sẽ hiệu quả, chất lượng hơn. Giáo dục thể chất cũng như giáo dục nghệ thuật nên dành cho các hoạt động câu lạc bộ phù hợp với sở thích và năng khiếu từng cá nhân. Còn môn học trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động mới được đưa vào chương trình với mục đích chính là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực. Trải nghiệm sáng càng không phải là hoạt động riêng biệt mà chủ yếu là hoạt động gắn liền với từng môn học.


Trong khi, dự thảo coi môn học trải nghiệm sáng tạo là một môn học riêng biệt nhưng thực tế, môn học này được các giáo viên bộ môn thực hiện trong tiến trình lên lớp hoặc phối kết hợp với các giáo viên bộ môn khác tổ chức thực hiện nhằm hướng tới việc xây dựng các năng lực chung. Vậy giáo viên nào sẽ là giáo viên phụ trách môn học này và liệu các trường sư phạm có phải xây dựng chương trình đào tạo giáo viên chuyên về tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo không? Tôi cho rằng, môn học trải nghiệm sáng tạo cần có ở từng môn học.


Bên cạnh đó, phần lý giải chương trình giáo dục môn học nói chung cũng chưa được nói rõ. Nếu chi tiết được sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình môn học hướng tới các năng lực chung cũng như năng lực đặc thù môn học.


Tôi thấy cách lựa chọn trước đây về các môn học bắt buộc như: Ngữ văn, Toán 1, Công dân với Tổ quốc, Ngoại ngữ mang tính quốc tế hơn.


GS TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam: Các yêu cầu năng lực với học sinh là quá cao


Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới có mục tiêu, yêu cầu quá cao đối với người học.


Ở bậc tiểu học, ngành giáo dục không nên yêu cầu quá nhiều năng lực ở học sinh, bởi các em khó làm được. Học sinh tiểu học cần làm tốt những điều căn bản như: Đọc thông viết thạo; Thực hiện các phép tính cơ bản thật chắc chắn; Thấu hiểu và thực hành tốt tình yêu cha mẹ, thầy cô; Chăm chỉ lao động làm những việc nhỏ từ trong gia đình đến nhà trường. Đấy là cái nền để các em phát triển năng lực, kiến thức ở bậc học cao hơn.


Cần hiểu rõ vấn đề giáo dục phổ thông không phải là lực lượng chính để đào tạo nguồn nhân lực mà là đặt nền móng cho đào tạo nguồn nhân lực. Học xong phổ thông chưa thể thành nhân lực được. Trong dự thảo nêu là tạo nguồn nhân lực là tham vọng mà nên là đặt nền tảng cho việc tạo nguồn nhân lực. Còn giáo dục chuyên nghiệp là nhiệm vụ của đại học.



Lê Vân ghi
Diễn đàn Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Băn khoăn về tính khả thi của chương trình
Diễn đàn Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Băn khoăn về tính khả thi của chương trình

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với rất nhiều điểm mới. Các chuyên gia giáo dục, đại diện các trường phổ thông đều mong đợi nhiều ở chương trình mới lần này. Nhưng so với thực tế, nhiều người vẫn còn băn khoăn về tính khả thi của chương trình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN