Xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp
Trước khi mở công ty chủ doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình phù hợp với công ty của mình. Dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay nước ta có 5 loại hình doanh nghiệp như sau.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH một thành viên)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn điều lệ đã đăng ký của công ty. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH một thành viên có những ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
Công ty TNHH một thành viên là công ty có tư cách pháp nhân, thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp vào nền ít gây rủi ro cho người góp vốn. Ngoài ra chủ sở hữu công ty có toàn quyền đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động của công ty, không cần xin ý kiến từ các cá nhân, tổ chức khác; nên mọi quyết định đều được thực hiện nhanh chóng.
Nhược điểm:
Hạn chế lớn nhất của loại hình doanh nghiệp này là khó khăn trong việc huy động vốn và không được phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (Công ty TNHH hai thành viên)
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là công ty do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, có từ 02 đến 50 thành viên. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Công ty TNHH hai thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoài ra công ty không được phát hành cổ phần để huy động vốn.
Ưu điểm:
Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp cho công ty nên gây rủi ro ít hơn cho người góp vốn
Nhược điểm:
Ngoài ra công ty còn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn những loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh. Cũng giống như công ty TNHH một thành viên thì công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phần. Việc huy động vốn thường chỉ sự góp vốn của các thành viên hoặc từ nguồn vay.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn. Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào. Khác với loại hình TNHH hai thành viên, số lượng cổ đông trong công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Ưu điểm:
Điểm nổi bật nhất của công ty cổ phần là dễ dàng trong việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu; chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp, bởi vậy mà rủi ro của các cổ đông là không cao. Hơn nữa việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, vì vậy phạm vi đối tượng tham gia công ty cổ phần khá rộng.
Nhược điểm:
Do không hạn chế số lượng tối đa thành viên nên việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp, có thể dẫn đến sự phân hoá thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về quyền lợi, lợi ích.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn tự chủ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo nên sự tin tưởng cho khách hàng.
Nhược điểm:
Tuy nhiên do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp tư nhân là khá cao, vì vậy công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh cần có tối thiểu hai thành viên hợp danh là cá nhân và có thể có thêm các thành viên góp vốn.
Ưu điểm:
Điểm nổi bật của công ty hợp danh là chế độ liên đới trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên công ty hợp danh dễ dàng đào tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
Nhược điểm:
Tuy nhiên công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ mà công ty hợp danh dễ tạo được sự tin cậy với các đối tác kinh doanh. Ngoài ra công ty không được phát hành trái phiếu huy động vốn.
Những điều cần làm sau khi mở công ty
Sau khi lựa chọn loại hình công ty, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau để công ty đi vào hoạt động một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
Việc khắc dấu và nội dung con dấu
Dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hiện nay có quyền quyết định về hình thức, số lượng cũng như nội dung con dấu của doanh nghiệp, miễn sao nội dung con dấu phải đảm bảo được các thông tin: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu, thiết kế con dấu theo mẫu của doanh nghiệp yêu cầu.
Thời điểm có hiệu lực của con dấu là do công ty quyết định.
Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty đã đăng ký
Đây là một bước quan trọng và là nghĩa vụ trước khi công ty vận hành. Chủ sở hữu doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn về kích thước, màu sắc, logo, ngôn ngữ và vị trí bảng hiệu; tuy nhiên cần đảm bảo theo đúng quy định tại Luật quảng cáo năm 2012. Biển hiệu tại trụ sở của công ty có thể được thể hiện dưới hình thức là bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ hoặc các hình thức khác. Ngoài ra biển hiệu phải có các nội dung: (i) tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); (ii) tên doanh nghiệp theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; và (iii) địa chỉ, điện thoại.
Các vấn đề liên quan đến thuế ban đầu của công ty
Công ty phải liên hệ với một ngân hàng để mở tài khoản ngân hàng cho công ty để thực hiện việc thanh toán, nhận thanh toán khi phát sinh và kê khai thuế theo quy định.
Sau khi doanh nghiệp hoàn tất việc mở tài khoản, trong thời gian 10 ngày phải thực hiện các thủ tục thông báo thông tin tài khoản theo quy định. Thủ tục này hiện được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh tương tự như một thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Liên hệ các đơn vị cung cấp mua chữ ký số để khai thuế qua mạng điện tử. Chữ ký số là một dạng USB được mã hoá dùng thay cho chữ ký và con dấu của người đại diện theo pháp luật để ký tên lên tờ khai hoặc thao tác khác trên mạng nhằm xác định các thao tác là của doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các cơ quan thuế đều yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nộp thuế, kê khai bằng phương thức điện tử.
Lập tài khoản khai thuế điện tử và tài khoản dịch vụ nộp thuế điện tử.
Sau khi thành lập doanh nghiệp cần lập và nộp tờ khai lệ phí môn bài và đóng lệ phí môn bài theo quy định để tránh bị phạt. Đối với công ty khi mới thành lập, lệ phí môn bài được kê khai 01 lần và nộp trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo khi thành lập.
Tiến hành mua hoá đơn và thông báo phát hành hoá đơn điện tử.
Lập biên bản làm việc ban đầu với Cơ quan quản lý thuế trong trường hợp nếu có yêu cầu.