Chùa cổ Phật Lớn tại Kiên Giang

Chùa cổ Phật Lớn là ngôi chùa lâu đời, mang kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Rạch Giá, đồng thời là ngôi chùa cổ Việt Nam. Đây là di tích lịch sử văn hóa cách mạng nổi tiếng. 

Chú thích ảnh
Chùa Phật Lớn  đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia.     

Chùa Phật Lớn tọa lạc tại 151 Quang Trung, phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá, là một trong 75 chùa Phật giáo Nam tông của tỉnh Kiên Giang, được hình thành và phát triển vào khoảng năm 1504 - thế kỷ XVI. Sau 3 lần thay đổi vị trí, từ năm 1884 đến nay, ngôi chùa mới  nằm ở vị trí hiện tại.

Chùa có kiến trúc đặc sắc, thể hiện rõ qua các mảng hoa văn trang trí, phù điêu, tượng phật, tất cả đều được sơn son thếp vàng: tượng Ma Ha Prưm bốn mặt, tượng các chim thần Ma Ha Krút, tượng nữ thần, rồng hổ phù, tượng mãnh thú, tượng khỉ…

Hơn 100 năm qua, chùa không chỉ là nơi thờ Phật, nơi tu hành của các vị sư sãi mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, là nơi thể hiện sự gắn bó keo sơn giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong sinh hoạt, học tập, trong lao động, trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 

Ngày 11/8/1848, quân và dân Kiên Giang phối hợp với lực lượng quân khu IX tổ chức một trận đánh quy mô ở Sóc Xoài, tiêu diệt nhiều tên địch và thu nhiều vũ khí. Để trả đũa, quân Pháp đã đưa 32 chiến sĩ cách mạng đang bị chúng giam cầm tại Khám Lớn, Rạch Giá đến chùa Phật Lớn, bắn chết các chiến sĩ và đòi bắn bể đầu các vị sư trong chùa, lục soát khắp nơi. Khi chúng đi khỏi, các vị sư đã chôn cất 32 chiến sĩ cách mạng ngay phía sau chùa. Hiện nay, nơi đây đã dựng bia căm thù để mọi ngưòi không quên tội ác của giặc.

Chùa Phật Lớn không những có giá trị về kiến trúc nghệ thuật mà còn có giá trị về lịch sử vì thế ngày 28/12/2001. Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ký Quyết định số 53/2001/QĐ-BVHTT xếp hạng chùa Phật Lớn là di tích lịch sử nghệ thuật cấp quốc gia.

Đối với người Khmer, ngôi chùa là không gian thiêng liêng duy nhất nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà con vẫn góp công, góp của xây dựng, trùng tu, sửa chữa ngôi chùa khá khang trang.

Chùa có kiến trúc đặc sắc thể hiện rõ qua các mảng hoa văn trang trí, phù điêu, tượng phật, tất cả đều được sơn son thếp vàng: tượng Ma Ha Prưm bốn mặt, tượng các chim thần Ma Ha Krút, tượng nữ thần, rồng hổ phù, tượng mãnh thú, tượng khỉ…

Tuy được nhiều lần trùng tu với sự đóng góp của phật tử, vẫn không chống chọi được sự phân huỷ của thời gian, ngôi chùa đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự quan tâm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Văn hoá, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành, năm 2010, di tích Chùa Phật Lớn được khởi công trùng tu, tôn tạo một số hạng mục như: chánh điện, hàng rào, sân…với tổng mức đầu tư kinh phí 16 tỷ đồng bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu Quốc gia.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo này, Chùa Phật Lớn là một điểm đến được ưa thích của du khách khi tới thăm quan tỉnh Kiên Giang.

PV
Tìm phương án bảo tồn, tôn tạo chùa Huyền Thiên và chùa Ngũ Đài
Tìm phương án bảo tồn, tôn tạo chùa Huyền Thiên và chùa Ngũ Đài

Ngày 19/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thành phố Chí Linh và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Phương án bảo tồn, tôn tạo, phục dựng chùa Ngũ Đài, chùa Huyền Thiên thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN