Với quy định tiêu chuẩn này, rất nhiều nghệ sĩ gạo cội 'chật vật' vì danh hiệu NSND, NSƯT

Các địa phương đang đồng loạt họp Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú để trình danh sách đề nghị phong tặng. Một lần nữa, "cuộc đua" lại nóng, khi có rất nhiều nghệ sĩ gạo cội, đã sống lâu trong lòng công chúng lại phải chờ "đặc cách" vì thiếu các tiêu chuẩn.

Danh sách để cử xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của Hà Nội gồm 12 nghệ sĩ.

Đơn cử như trong danh sách đề xuất của Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, có 12 nghệ sĩ nằm trong diện đủ hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cấp Sở; thì có 2 trường hợp được đặc cách xét tặng danh hiệu là Nghệ sĩ ưu tú Bùi Xuân Hanh (diễn viên nghỉ hưu của Nhà hát Chèo Hà Nội) và Nghệ sĩ ưu tú Trần Ngọc Hạnh (được biết đến với nghệ danh Trần Hạnh, diễn viên nghỉ hưu của Nhà hát Kịch Hà Nội).


Hai nghệ sĩ này đã có tuổi đời, tuổi nghề, sự cống hiến và sự ghi nhận của công chúng hơn hẳn so với những nghệ sĩ cùng danh sách và theo lẽ thường thì phải được công nhận từ nhiều năm trước, tuy nhiên lại thiếu các tiêu chuẩn, xét theo quy định. 

Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT tỉnh Phú Thọ đã thông qua danh sách đề nghị xét tặng NSƯT năm 2018 gồm: Nghệ sĩ Lê Chử Long, diễn viên Đoàn Nghệ thuật chèo Phú Thọ và nghệ sĩ Trần Hồng Bằng, diễn viên Đoàn kịch nói Phú Thọ.

Đây cũng là vấn đề rất "nhạy cảm", được nhắc tới và gây bức xúc nhiều trong những lần xét tặng trước. Bởi hầu hết các nghệ sĩ gạo cội này đều bị "vấp" ở khâu quy định về giải thưởng. Đơn cử như có nghệ sĩ dù xứng đáng đến khi chết mới được truy tặng danh hiệu NSND như NSƯT Anh Dũng, nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam  hay "ông trưởng thôn" Văn Hiệp. Nghệ sĩ Tố Uyên với vai diễn để đời trong phim "Con chim vành khuyên" cũng từng phải lận đận làm hồ sơ xin xét duyệt tới ba lần, qua 10 năm chờ đợi mới được nhận danh hiệu NSƯT. NSƯT Tuệ Minh nằm liệt giường vẫn thấp thỏm chờ danh hiệu NSND, vì mấy lần xét tặng bà đều không đủ phiếu dù có nhiều thành tích và đóng góp…

"Với tiêu chí đưa ra yêu cầu  để được xét NSƯT, nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên (riêng loại hình xiếc, múa từ 10 năm); có ít nhất hai giải vàng, hoặc một giải vàng và hai giải bạc quốc gia; với danh hiệu NSND, nghệ sĩ phải được công nhận danh hiệu NSƯT và có ít nhất hai giải vàng quốc gia sau khi đã được tặng danh hiệu này. Ðây thật sự là một tiêu chuẩn "làm khó" những người hoạt động nghệ thuật. Chính vì tiêu chí này, nên một số gương mặt tiêu biểu như: Chí Trung, Xuân Hinh, Hoài Linh, Minh Hằng… nhiều năm vẫn chưa thể được xét tặng danh hiệu", một nghệ sĩ bức xúc cho biết.


Với những "tồn tại" được nhắc tới nhiều như vậy, nhưng giải pháp đưa ra hiện vẫn chưa có. Bởi vẫy chỉ có duy nhất Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú" là "cơ sở pháp lý" cho việc xét duyệt các danh hiệu này. Thế nên, dù có "bất cập", nhưng "đến hẹn lại lên", các hội đồng xét duyệt vẫn phải căn cứ vào đó để làm "đúng quy định".

Vậy, theo quy định, những tiêu chuẩn nào mới là đủ để các nghệ sĩ được phong tặng hai danh hiệu này?


Theo Điều 2, khoản 2 của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; hai danh hiệu này được trao cho các đối tượng:


Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;


Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;


Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;


Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;


Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;


Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;


Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.


Chương II của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” thì quy định rõ các tiêu chuẩn để được xét tặng hai danh hiệu này:


Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này khi đạt các tiêu chuẩn:


Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;


Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;


Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;


Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 2 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.


Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.


Danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" được xét tặng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này khi đạt các tiêu chuẩn sau:


Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;


Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;


Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;


Có ít nhất 2 Giải Vàng quốc gia, hoặc 1 Giải Vàng quốc gia và 2 Giải Bạc quốc gia.


Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.


Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng.


BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ)

I. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

1. Lấy Bông Sen Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim quốc gia (Liên hoan phim Việt Nam) làm chuẩn.

2. Đối với tiêu chuẩn 02 Bông Sen Vàng quy định là thành tích nghệ thuật để xem xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú: Cá nhân nghệ sĩ phải có 01 Bông Sen Vàng chính thức, chỉ được quy đổi 01 Bông Sen Vàng từ các giải Vàng khác.

3. Chỉ quy đổi sang Bông Sen Vàng đối với:

- Cánh Diều Vàng - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam;

- Huy chương Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc;

- Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế dành cho bộ phim và dành cho cá nhân;

- Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan Phim Việt Nam, Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân của Hội Điện ảnh Việt Nam và Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.

4. Mức quy đổi cụ thể như sau:


STT

Liên hoan, Cuộc thi về chuyên ngành điện ảnh khác đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông Sen Vàng

1

Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan phim Việt Nam

= 01 Bông Sen Vàng

2

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

3

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho cá nhân tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

4

Cánh Diều Vàng dành cho bộ phim - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Giải của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Huy chương Vàng dành cho bộ phim - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng


5. Một bộ phim được tặng Bông Sen Vàng thì cá nhân nghệ sĩ được hưởng quy đổi giải thưởng như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông Sen Vàng

1

Đạo diễn

= 01 Bông Sen Vàng

2

Quay phim

= 1/2 Bông Sen Vàng

3

Họa sĩ thiết kế

= 1/2 Bông Sen Vàng

4

Người làm âm thanh chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Diễn viên chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Họa sĩ chính (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Họa sĩ động tác (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Diễn viên thứ chính

= 1/3 Bông Sen Vàng

9

Họa sĩ hóa trang, phục trang

= 1/3 Bông Sen Vàng


II. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ÂM NHẠC


1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.


2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.


3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.


4. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Âm nhạc đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

= 2/3 Huy chương Vàng

6

Liên hoan Dân ca; Giọng hát hay trên sóng phát thanh toàn quốc

= 1/2 Huy chương Vàng

7

Giọng hát Vàng ASEAN

= 1/2 Huy chương Vàng


5. Thành tích nghệ thuật được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp Ca, Múa, Nhạc

= 01 Huy chương Vàng

2

Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng, chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc

= 1/3 Huy chương Vàng

4

Diễn viên hát chính

= 1/3 Huy chương Vàng

5

Nhạc công chính

= 1/3 Huy chương Vàng

6

Nhạc công

= 1/4 Huy chương Vàng


III. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC MÚA


1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.


2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.


3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.


4. Mức quy đổi cụ thể như sau:


STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Múa đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

= 2/3 Huy chương Vàng


5. Thành tích nghệ thuật của tác phẩm được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:


STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp Ca, Múa, Nhạc

= 01 Huy chương Vàng

2

Biên đạo múa (vở kịch múa, tiết mục múa)

= 01 Huy chương Vàng

3

Chỉ đạo nghệ thuật

= 1/2 Huy chương Vàng

4

Diễn viên múa chính

= 1/2 Huy chương Vàng


IV. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC SÂN KHẤU


1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.


2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.


3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.


4. Mức quy đổi cụ thể như sau:


STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Sân khấu đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

6

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

7

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

= 2/3 Huy chương Vàng


5. Thành tích nghệ thuật của tác phẩm được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:


STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn các loại hình nghệ thuật: Tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, kịch hình thể, nhạc kịch, Nhạc vũ kịch; Ca kịch, xiếc, múa rối

= 01 Huy chương Vàng

2

Chỉ huy dàn nhạc sân khấu

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Họa sĩ tạo hình con rối

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Diễn viên chính (tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, kịch hình thể, nhạc kịch, Nhạc vũ kịch; Ca kịch, xiếc, múa rối).

= 1/2 Huy chương Vàng

5

Họa sĩ thiết kế trang trí sân khấu, chương trình nghệ thuật tổng hợp.

= 1/3 Huy chương Vàng

6

Họa sĩ hóa trang, phục trang.

= 1/3 Huy chương Vàng

7

Người làm âm nhạc, âm thanh trong sân khấu

= 1/3 Huy chương Vàng

8

Chỉ đạo nghệ thuật

= 1/3 Huy chương Vàng

9

Nhạc công chính

= 1/3 Huy chương Vàng

10

Nhạc công

= 1/4 Huy chương Vàng


V. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH


1. Lấy Bông Sen Vàng, Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim quốc gia (Liên hoan phim Việt Nam)


2. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.


3. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.


4. Chỉ quy đổi sang Bông Sen Vàng đối với:


- Cánh Diều Vàng - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam;


- Huy chương Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc;


- Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế dành cho bộ phim và dành cho cá nhân;


- Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan Phim Việt Nam, Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân của Hội Điện ảnh Việt Nam và Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.


5. Mức quy đổi cụ thể như sau:


STT

Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Phát thanh, Truyền hình đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng hoặc Huy chương Vàng

1

Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan phim Việt Nam

= 01 Bông Sen Vàng

2

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

3

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho cá nhân tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

4

Cánh Diều Vàng dành cho bộ phim - Giải chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Giải của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Huy chương Vàng dành cho bộ phim - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Liên hoan Phát thanh toàn quốc

= 1/2 Huy chương Vàng


6. Một bộ phim được tặng Bông Sen Vàng thì cá nhân nghệ sĩ được hưởng quy đổi giải thưởng như sau:


STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng

1

Đạo diễn

= 01 Bông Sen Vàng

2

Quay phim

= 1/2 Bông Sen Vàng

3

Họa sĩ thiết kế

= 1/2 Bông Sen Vàng

4

Đạo diễn âm thanh

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Diễn viên chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Họa sĩ chính (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Họa sĩ động tác (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Diễn viên thứ chính

= 1/3 Bông Sen Vàng

9

Họa sĩ hóa trang, phục trang

= 1/3 Bông Sen Vàng


7. Thành tích nghệ thuật được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của 1 vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:


STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình văn hóa, nghệ thuật trên sóng phát thanh.

= 2/3 Huy chương Vàng

2

Đạo diễn chương trình văn hóa, nghệ thuật trên sóng truyền hình.

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Họa sĩ thiết kế trang trí sân khấu truyền hình.

= 1/3 Huy chương Vàng

 

 

 

PT/ Báo Tin tức
4 tiêu chuẩn xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú
4 tiêu chuẩn xét danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN