‘Chuyện nhà Dr. Thanh’ lan dài những hy vọng

Cuốn tự truyện của cô cả nhà Dr.Thanh dày hơn 200 trang, viết trong vòng gần chục năm trời, do đặc thù công việc của một Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát một phần, nhưng nhiều phần chắc do việc thu thập tài liệu dài dặc từ đời ông cố nội đến đời mình, và do việc nắn nót từng chữ, từng câu.

Gia đình nhà Dr. Thanh.

Hơn 200 trang, gần 10 năm viết ấy, đọc vẹn trong 2 tiếng buổi tối, âu cũng là đủ lâu để nhấn nhá của người đọc, vì nhiều bất ngờ, đi từ bất ngờ này đến bất ngờ kia, bất giờ về chuyện gia tộc thuộc loại đình đám hàng đầu Việt Nam được hé lộ là một, bất ngờ về khả năng văn chương, chữ nghĩa, dìu người ta đi qua từng trang, qua từng chương, tới khi hết lúc nào không biết là hai. Bất ngờ nữa khi những câu chuyện đao to búa lớn, những vật lộn sống chết thương trường, chuyện khởi nghiệp và dựng xây một đế chế gia đình từ nhỏ tới lớn, tới lớn mạnh và tới vươn tầm thế giới; lại được kể nhẹ tênh, ung dung tự tại lạ.

Đã có 8.000 cuốn sách được bán ra.

Chuyện gồm 10 chương, không hẳn theo thứ tự thời gian, mà là sự chắp nối những câu chuyện, giống những mảnh ký ức của Trần Uyên Phương thì đúng hơn. Mảnh ký ức về ông nội qua lời kể của ông, của mẹ Nụ- người được ông coi là bạn tâm giao vào những ngày cuối đời ; mảnh ký ức của cha- Dr Thanh, Trần Quí Thanh- qua lời kể của bạn bè, của chính ông… mảnh ký ức về mẹ, mảnh ký ức về mình, về hai em trong nhà.


Có những mảnh ký ức là của rất riêng Uyên Phương, qua lăng kính của cô. Có những mảnh ký ức, đương nhiên là của những người trong cuộc, nhưng được cô chắp nối lại, phản ánh lại, theo cách của mình. Đôi lúc, thấy rõ là cảm xúc của một người viết xưng tôi, nhưng đôi lúc, thấy rõ là cảm xúc của người kể chuyện…


Điều đáng nói, dù ở lúc nào, vẫn thấy một cái tỉnh táo của người phụ nữ cũng đầy can trường và đầy hiểu biết, nói về gia đình mình, nói về mình- đầy yêu thương, đầy nâng niu, luôn có cái nhìn nhân hậu, độ lượng; nhưng lại đảm bảo không quá thiếu khách quan, đôi khi là tách ra để mà nhìn câu chuyện nhà mình, với đủ đầy những cung bậc buồn vui, có yêu có giận, có lúc hiểu lầm, có lúc nhận ra.

Cuốn sách dành cho những ai muốn khởi nghiệp, muốn kinh doanh và muốn hạnh phúc.

Điều này quan trọng lắm, bởi tự truyện rất dễ bị cái chủ quan, cái tôi lấn lướt; khiến câu chuyện thiếu sức thuyết phục. Tự truyện, mà khiến người ta thấy thuyết phục, thấy là đang nghe đúng sự thật, được phản ánh khách quan, đó mới là đạt, là thành công.


Và ở đây, trong 10 chương ấy, những câu chuyện có khi to tát, là cả một mảnh đời dài, một góc khuất của người đàn ông cả đời bươn chải, là sự khởi đầu của một cơ nghiệp bây giờ, với cái tên Hiệp Phát từ thời ông nội, đến Tân Hiệp Phát thời cha và giữ vững tới hôm nay; hay là cái dòng chảy của cây gậy “quyền trượng” sẽ truyền từ đời này sang đời sau, mà ai nhận trọng trách cũng hiểu nó là vinh quang, nhưng cũng là cay đắng, là vật lộn, là mang vác trên vai cả một đế chế, với bao thân phận, cuộc đời…

Câu chuyện truyền đến nghị lực sống cho người đọc.

Với “Chuỵên nhà Dr. Thanh”, để học chiêu kinh doanh, để học cách vượt qua khủng hoảng; sẽ khó học, vì mọi chuyện đều được kể rất thoang thoáng, không sâu. Nhưng ở cái thoang thoáng, không sâu ấy, vẫn có một chút gì như động lực, như niềm lạc quan, như việc hãy coi nhẹ tênh mọi chuyện để vượt qua; khiến người ta, dường như có một chút niềm tin nào đó để bấu vào, nếu nhưng đang gặp khó. Bởi, ở đó có con đường đi lên từ những ngày có thể coi là đen tối, là lầm lạc của Trần Quí Thanh, đến lúc tìm được con đường sáng, đến lúc tìm được người đàn bà “vượng phu” cả đời của mình; là hành trình từ những ngày vác đường tới nhô cả xương vai của Madame Nụ, đến khi trở thành “trụ cột” của một đế chế, mà bà Nụ còn thì Tân Hiệp Phát còn, bà Nụ mất thì Tân Hiệp Phát mất. Những hành trình ấy, chưa bao giờ từng dễ, nhưng với bản lĩnh, với nỗ lực của mình, thì đích đến sẽ là thành công.


Cũng ở đấy, có câu chuyện về những đứa con nhà giàu, nhưng chưa từng được nuông chiều, tự lập tự nhỏ, tự lớn, tự phấn đấu, rồi khi trưởng thành mới có thể về bên cha để cống hiến cùng cha, cùng gia tộc, hoặc giả là tự xây dựng doanh nghiệp của riêng mình, như cậu con trai tên Dũng. Còn nhớ, câu ông Thanh thong thả nói với con gái cả: “Mấy đứa học dốt, muốn trốn thi đại học, sợ rớt mới phải du học”, “ Học lắm quá thành thợ học đó nghe con”. Mấy người đã thành danh, tiền tài, danh vọng dồi dào, mà vẫn vững vàng để cho con tự lớn, tự lập, tự khẳng định được như thế.


Vậy nên, có những cuốn sách làm thay đổi cuộc đời bạn, không to tát khi nói như vậy. Bởi rất nhiều bạn trẻ, đã đọc sách, đọc những trang viết đôi khi rất văn chương cuốn hút này của con gái cả nhà Dr. Thanh, rồi chợt ngộ ra con đường của mình, chợt thấy vững bước hơn trong hành trình khởi nghiệp và nhắn tin cho Trần Uyên Phương, rằng chị à, nhờ có sách của chị, có chuyện cua bác, mà em thấy lạc quan hơn, thấy có thể quyết tâm khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, non nớt ban đầu, với hy vọng vào một thành công có thể đến.


Câu chuyện về “Chuyện nhà Dr. Thanh “ là thế. Đồng hành cùng với nó là việc mỗi cuốn sách được bán sẽ trích ra 20.000 đồng dành cho Quỹ học bổng Khuyến học, kéo dài đến hết ngày hôm nay- Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; mà đến thời điểm này, số tiền được trích ra đã lên tới 160.000.000 đồng, tương đương với 8.000 cuốn sách. Khát khao của Trần Uyên Phương, là đạt trọn vẹn con số 200 triệu cho đến cuối ngày hôm nay và 500 triệu cho tới cuối hành trình trích tặng tiền từ sách này.


Và cũng cùng với nó, là cái ấp ủ sắp thành sự thật của Dr. Thanh và con gái cả: Mỗi tháng, người đàn ông tạo dựng đế chế Tân Hiệp Phát sẽ dành một buổi cho các sinh viên trẻ và doanh nhân mới khởi nghiệp, trò chuyện, chia sẻ, đồng hành và nâng bước. Các thông tin cụ thể của từng chương trình, sẽ được cập nhật trên trang tranquithanh.com; cho những người thật sự cần và thật sự muốn từ đây, có một bệ đỡ cho mình, về tinh thần, để khởi nghiệp.


TT/ Báo Tin Tức
‘Cháy hàng’ sách 'Chuyện nhà Dr. Thanh'
‘Cháy hàng’ sách 'Chuyện nhà Dr. Thanh'

Ra mắt đúng dịp ngày của Cha và Ngày gia đình Việt Nam (28/6) cuốn sách cảm động “Chuyện nhà Dr.Thanh” của tác giả Trần Uyên Phương đang “cháy hàng” trong và ngoài nước khi lượng in không đủ bán.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN