K Coffee phục vụ ‘thần dân’ quê nhà uống cà phê chuẩn vị

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (với 1,8 triệu tấn cà phê nhân xuất khẩu trong năm 2017), nhưng có tới 90% cà phê Việt Nam là xuất khẩu thô nên thương hiệu cà phê Việt Nam thực sự vẫn chưa có tên trên bản đồ thế giới.

Chú thích ảnh
Ông Phan Minh Thông, CEO Công ty CP Phúc Sinh chia sẻ tại sự kiện.

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, người tiêu dùng phải đối mặt hàng ngày với cà phê trộn phụ gia, uống ly cà phê nhưng không phải chỉ cà phê nguyên chất. Vì lẽ đó, trong khi các loại hàng “xịn” nhất được doanh nghiệp gom bán ra nước ngoài thì mỗi năm, Việt Nam phải nhập khoảng 60.000 tấn cà phê đã qua chế biến từ Brazil, Mỹ, Trung Quốc...

Vậy, “tại sao những hạt cà phê ngon nhất lại chỉ dành cho người nước ngoài?”. Rất tâm tư về điều này, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh, khẳng định: Cà phê tốt nhất, chất lượng nhất giờ đây không chỉ xuất khẩu. Những hạt cà phê được xuất xưởng khỏi nhà máy Phúc Sinh còn phục vụ những “thần dân” ghiền cà phê trong nước. Dù xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa, hạt cà phê của nhà máy Phúc Sinh vẫn cùng tiêu chuẩn về chất lượng. “Quan điểm của Phúc Sinh là không chỉ biết xuất khẩu mà người tiêu dùng nội địa được quyền sử dụng những hạt cà phê chuẩn Châu Âu”,  ông Phan Minh Thông chia sẻ.

Và thương hiệu cà phê K Coffee của Phúc Sinh ra đời từ quan niệm trên. Để phục vụ người tiêu dùng trong nước, nhưng với cà phê chuẩn vị. Ông Phan Minh Thông khẳng định: “Chúng tôi nói với không “nhồi” bột bắp, bột đậu… vào cà phê của mình; dù như vậy, giá sản phẩm sẽ phải tăng lên gấp bội. Thì nếu với 30% bột bắp, 30% bột đậu; giá “cà phê” gốc chỉ có 7.000 đồng/ gói, trong khi nếu là 100% cà phê như K-Morning, thì đã lên tới 50.000 đồng/ gói. Khi được khuyên làm việc “không có tâm” này, tôi đã gạt đi ngay và nói mình sẽ làm được việc để người tiêu dùng mua đồ đắt để uống, đắt vì đúng với chân giá trị, chứ không phải đắt vì hương liệu, vì phù phép!”.

K Coffee đang trong hành trình tới chuẩn thế giới trong chế biến cà phê. Còn hiện tại,  K Coffee đạt bộ tiêu chuẩn toàn cầu của hiệp hội bán lẻ Anh Quốc (BRC - British Retail Consortium), hay còn được gọi là bộ tiêu chuẩn BRC - được Sáng kiến An toàn về thực phẩm toàn cầu (GFSI) công nhận.

Đắk Lắk bảo hộ nhãn hiệu 'Buon Ma Thuot Coffee' trên thế giới
Đắk Lắk bảo hộ nhãn hiệu 'Buon Ma Thuot Coffee' trên thế giới

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, hiện nay đã có 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đồng ý bảo hộ nhãn hiệu “Buon Ma Thuot Coffee".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN