Agribank Yên Bái mang phồn thịnh đến khách hàng

Theo đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chúng tôi lên Yên Bái trong một ngày thu nắng đẹp. Anh Thái người đã có thâm niên lái xe 10 năm ở Agribank Yên Bái tâm sự:"Nhờ có tuyến đường cao tốc này mà khoảng cách từ Hà Nội lên đây đã được rút ngắn thời gian rất nhiều. Kinh tế của một tỉnh miền núi phía bắc như Yên Bái cũng được cải thiện đáng kể. Và góp phần cho sự phát triển kinh tế ấy, Agribank Yên Bái cũng đóng góp phần lớn cho sự phồn thịnh của người dân nơi đây".

Quả đúng vậy, 30 năm qua, vừa đổi mới vừa kinh doanh theo cơ chế thị trường, trải qua không ít khó khăn, thử thách đã đưa Agribank Chi nhánh Yên Bái dần trở thành một ngân hàng mạnh, chiếm được ưu thế và khẳng định thương hiệu so các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Agribank Yên Bái đã góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng trong phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xác định chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của doanh nghiệp, Agribank Yên Bái luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bên cạnh công tác sắp xếp, củng cố lại bộ máy tổ chức, thường xuyên quan tâm đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV), đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Với trên 432 CBNV; trình độ chủ yếu là đại học và trên đại học, Agribank Yên Bái có đội ngũ cán bộ chất lượng cao và là đơn vị có quy mô hoạt động lớn so hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn. Tổng nguồn vốn huy động đạt 5.970 tỷ đồng, gấp 1.270 lần và tổng dư nợ đầu tư nền kinh tế đạt trên 8.316 tỷ đồng, gấp 763 lần so với khi mới thành lập vào năm 1988.

Thống kê cho thấy, bình quân mỗi năm nguồn vốn huy động tăng trưởng 35,6%/ năm; dư nợ đầu tư vào nền kinh tế tăng trưởng trên 27,3%/ năm; đã giải quyết cho vay 1.413.894 lượt khách hàng vay vốn với tổng số tiền vay 71.620 tỷ đồng; cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Từ chỗ tín dụng chỉ đáp ứng cho vay vốn tới doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã, đến nay Agribank Yên Bái đã mở rộng cho vay tới các hộ gia đình, cá nhân, các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Thành công nổi bật là Agribank Yên Bái đã chuyển hướng, mở rộng cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho vay tới hộ sản xuất - kinh doanh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển. Số hộ và dư nợ cho vay hộ sản xuất trong giai đoạn này tăng liên tục; đến hết năm 2017 Agribank Yên Bái có trên 46,4 ngàn khách hàng có dư nợ; trong đó có 181 doanh nghiệp, dư nợ 1.453 tỷ đồng và 46.220 hộ gia đình cá nhân có dư nợ 6.619 tỷ đồng, cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ lệ 92,6%/ tổng dư nợ.

Với sự chuyển hướng đầu tư tích cực của Agribank tỉnh Yên Bái; trong suốt những năm qua đã góp phần tích cực bổ sung vốn cho hơn 1,4 triệu lượt hộ gia đình, cá nhân thâm canh cây trồng, vật nuôi, khôi phục, mở mang ngành nghề truyền thống, phát triển dịch vụ nông thôn, tạo điều kiện để đưa khuyến nông, khuyến lâm đến với hộ sản xuất; thu hút một bộ phận lớn lao động dư thừa có công ăn việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội có điều kiện để khai thác những tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương; góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho bộ phận lớn dân cư ở nông thôn, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, đáp ứng nhu cầu hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như vùng chè, quế, nguyên liệu giấy sợi, cây ăn quả...

Cơ sở vật chất, công nghệ không ngừng phát triển, đến nay 34 trụ sở chi nhánh ngân hàng huyện, thị xã, phòng giao dịch đã được nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới khang trang; công cụ làm việc từ chỗ giản đơn, thủ công, lạc hậu tới nay các chi nhánh ngân hàng huyện, thị đã được trang bị ô tô chuyên dùng hiện đại để điều chuyển vốn; đặc biệt, từ chỗ mọi giao dịch với khách hàng, sổ sách kế toán đều thực hiện thủ công; đến nay đã được trang bị công nghệ hiện đại với hệ thống công nghệ thông tin được nối mạng từ tỉnh đến huyện, thị xã, phòng giao dịch và toàn hệ thống Agribank.

Từ chỗ chỉ thực hiện nghiệp vụ tín dụng truyền thống, nay Agribank Yên Bái đã phát triển, mở rộng và đa dạng hoá hình thức hoạt động như bảo lãnh, dịch vụ ủy thác, thanh toán điện tử, phát hành thẻ nội địa, quốc tế, dịch vụ thu ngân sách, điện, nước, viễn thông, bán vé máy bay... từng bước theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập.

Nhờ hoạt động ngày càng hiệu quả nên trong khó khăn Agribank Yên Bái không những duy trì được sự ổn định mà ngày càng có bước phát triển bền vững, vị thế và uy tín ngày càng được nâng cao.

Chú thích ảnh
Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Yên Bái.

Agribank Yên Bái luôn thực hiện sứ mệnh là một ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Với triết lý kinh doanh "Mang phồn thịnh đến khách hàng”, trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành Agribank Chi nhánh Yên Bái luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng chính để phục vụ. Do đó, đã thường xuyên chỉ đạo sát sao các chi nhánh tập trung ưu tiên vốn và tìm mọi giải pháp hữu hiệu nhất để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng đầu tư vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Hiện nay, 180/180 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đều có cán bộ tín dụng phụ trách để tiếp cận, nắm bắt và giải quyết kịp thời mọi nhu cầu vay vốn để đầu tư, phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả của các thành phần kinh tế, nhất là các hộ nông dân; luôn có sự phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, thực hiện thỏa thuận liên ngành đã ký kết với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để tăng cường cho vay qua tổ nhóm nhằm mở rộng cho vay tới hộ nông dân.

Tính đến 31/10/2018 Agribank chi nhánh Yên Bái đã huy động được 6.453 tỷ đồng tăng 620,2 tỷ đồng tăng 10,6% so đầu năm trong đó tiền gửi dân cư 5.788 tỷ đồng.

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 9.567 tỷ đồng tăng 1.404 tỷ đồng đạt 93,6% kế hoạch tăng trưởng dư nợ năm 2018 trụ sở chính giao. Riêng dư nợ khách hàng cá nhân là 7.542 tỷ đồng tăng 862,6tỷ đồng tăng 12,9% đạt 102,7% kế hoạch năm 2018 trụ sở chính giao, chiếm tỷ trọng 79,1% tổng dư nợ. Agribank Yên Bái cũng là điểm tựa cho nông nghiệp nông thôn và nông dân cùng phát triển. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 8.756 tỷ đồng tăng 934 tỷ đồng và chiếm 92% tổng dư nợ. Thu dịch vụ của Agribank Yên Bái cũng có nhiều khởi sắc, qua 10 tháng đã thu được 27,3 tỷ đồng tăng 3,1 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Trụ sở Agribank Yên Bái 

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Yên Bái cho biết: "Trong đó dư nợ cho vay thông qua tổ nhóm gồm 811 tổ, 18.013 tổ viên với dư nợ 1.193 tỷ đồng. Cho vay qua Hội Nông dân 303 tổ, số hội viên là 6.353, dư nợ 382,2 tỷ đồng. Cho vay qua Hội Phụ nữ 65 tổ với 1.626 tổ viên dư nợ 125 tỷ đồng. Là một tỉnh miền núi, Agribank Yên Bái cũng được Trụ sở chính chuyển cho một xe ngân hàng lưu động. Năm qua cho vay qua các điểm giao dịch bằng xe lưu động được duy trì thường xuyên, tính đến hết tháng 10 đã thực hiện được 31 phiên giao dịch gồm 6.583 khách hàng và đã cho vay 10 khách hàng với số tiền 920 triệu đồng, thu nợ 271 tổ gồm 6.453 khách hàng với số tiền 8,940 tỷ đồng. Xe ngân hàng lưu động thực sự đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong giao dịch và tiện lợi cho người dân. "

Chú thích ảnh
 Khách hàng giao dịch tại Agribank Chi nhánh Yên Bái

Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ của ngành, Agribank tỉnh Yên Bái luôn coi trọng công tác an sinh xã hội theo chủ trương của Đảng và nhà nước, hàng năm đều vận động CBNV nhiệt tình tham gia các chương trình ủng hộ từ thiện nhân đạo do các cấp phát động; như xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng trường học cho các cháu ở xã vùng cao; phong trào tương thân tương trợ đóng góp ủng hộ người nghèo, vùng bão lụt...

Ông Nguyễn Mạnh Hồng - Giám đốc Agribank Yên Bái cho biết thêm: "Từ nay đến cuối năm chúng tôi xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là nhiệm vụ quan trọng, là tiền đề tăng trưởng tín dụng và thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh khác theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank. Tăng cường quản lý, giao khoán chỉ tiêu huy động vốn cho tập thể cá nhân. Bám sát tổ chức cá nhân có nguồn tiền gửi lớn có biện pháp chăm sóc hợp lý để bảo đảm tính cạnh tranh khơi tiền gửi khách hàng và mở rộng thị phần. Vai trò lãnh đạo của Đảng thường xuyên được tăng cường, hoạt động đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã tạo động lực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các cấp ủy Đảng cơ sở như chi bộ, đảng bộ liên tục nhiều năm được công nhận là cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; nhiều năm là ngân hàng đứng đầu khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều ngân hàng huyện, thị, cán bộ nhân viên được Đảng, Chính phủ, tỉnh Yên Bái và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý”.

Thực hiện định hướng chiến lược phát triển của Agribank Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Agribank Yên Bái xác định phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2016 - 2020 là nguồn vốn huy động tăng bình quân mỗi năm từ 15- 16%; dư nợ mỗi năm tăng 16-18%; xây dựng đơn vị hàng năm đạt danh hiệu ngân hàng trong sạch vững mạnh, Đảng bộ, Chi bộ trong sạch vững mạnh, đoàn thể xuất sắc.

Đăng Giới
Lãnh đạo Agribank xác nhận:  ALCII phá sản không ảnh hưởng tới hoạt động của Agribank và tiền gửi của khách hàng
Lãnh đạo Agribank xác nhận: ALCII phá sản không ảnh hưởng tới hoạt động của Agribank và tiền gửi của khách hàng

Sau khi có thông tin cơ quan cảnh sát điều tra bắt giữ ông Lê Bạch Hồng, nguyên Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, một số nguồn tin cho rằng Agribank đứng ra bảo lãnh cho Công ty cho thuê tài chính II (ALCII) vay vốn của BHXH Việt Nam và cho rằng: “ALCII bị tuyên phá sản, Agribank phải có trách nhiệm trả nợ thay cho ALCII”.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN