Theo bà Lan, với doanh nghiệp Việt Nam, 4.0 là điều hoàn toàn mới mẻ. Thời gian qua có lẽ chỉ khối doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và công nghệ thông tin mới tiếp cận được. “Còn với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu. Tác động tích cực của 4.0 là giúp kết nối, chia sẻ giữa các nền kinh tế trên toàn cầu với nhau để tận dụng và phát huy lợi thế, tạo nên những nhân tố mới cho phát triển.
Doanh nghiệp Việt và CHLB Đức cam kết phát triển bền vững cùng 4.0. Ảnh minh họa: Minh Phương/Báo Tin tức |
Thành viên Hội đồng Quốc gia và Phát triển bền vững cũng đưa ra ví dụ về cơ sở hạ tầng, đầu tư BOT tràn lan, nhưng cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong thời đại 4.0 là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu chỉ có thể hình thành được trên cơ sở tất cả những hoạt động của con người được ghi chép lại bằng những thông tin minh bạch, rõ ràng trách nhiệm giải trình.
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Trung tâm khoa học tư duy thuộc Bộ Khoa học công nghệ, Chủ tịch Hội tri thức 3.0 cho hay: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại những cơ hội chưa từng thấy cho các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển bền vững và những bước đi cụ thể, vững chắc để bước vào cuộc cách mạng này. Để phát triển bền vững, cái cần nhất là phát triển, thay đổi tư duy trong thời đại 4.0.
"Mặt khác để phát triển bền vững, doanh nghiệp phải xây dựng được văn hóa công ty. Từ hoạt động cộng đồng, người tiêu dùng biết đến công ty. Đó không đơn thuần là chiêu thức marketing mà còn là trách nhiệm xã hội", ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc tài chính B.Braun Việt Nam nói.
Tham gia Diễn đàn Nhìn từ APEC 2017: Kỷ nguyên số 4.0 và cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp diễn ra mới đây, cộng đồng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hoa Liên bang Đức đã cam kết cùng nhau hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, sử dụng có trách nhiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, nguồn vốn các doanh nghiệp đầu tư cho cuộc đại cách mạng này, đặc biệt là công nghệ sinh học và y dược học chủ yếu đến từ chính các nguồn tài nguyên thiên nhiên.