Cuộc cạnh tranh giành thị phần của ví điện tử đã bắt đầu

Khi các ứng dụng thanh toán điện tử của ngân hàng, ví điện tử của các công ty thanh toán trung gian còn loay hoay với các giải pháp thanh toán trong nước thì mới đây, một ví điện tử đến từ Nga đã tuyến bố có mặt ở Việt Nam.

Đón đầu cách mạng công nghệ 4.0

Ngày 14/6, ví điện tử WebMoney Việt Nam (WMV) đã cho ra mắt phiên bản mới nhằm đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đó là cho ra một hệ sinh thái tài chính online toàn diện có thể đáp ứng và giải quyết nhu cầu chuyển tiền, mua sắm trên toàn cầu, không chỉ giới hạn tại Việt Nam.

Diễn viên Chi Bảo xúc động và gửi lời cảm ơn nhờ WebMoney Việt Nam, chỉ trong 6 ngày có thể quyên góp được hơn 100 triệu động cho Quỹ "Hiểu về Trái tim" thông qua ví điện từ này. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, WMN còn cho đem đến cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp cần kêu gọi vốn. Đây được xem là giải pháp ươm mầm cho các “startup” tiềm năng, tạo ra thêm các “startup” triệu USD ở Việt Nam cũng như tăng thêm thu nhập từ mạng xã hội. Ngoài ra, ví điện tử có còn thể gây quỹ từ thiện dựa trên nền tảng Yeah 1 với 62 triệu người theo dõi trên Youtube, 28 triệu người theo dõi tại Facebook.


Theo đó, người dùng cá nhân có thể mua sắm online trên toàn thế giới với tiện ích thanh toán không cần dùng tiền mặt; tìm kiếm cơ hội đầu tư nhỏ đầy tiềm năng, gây quỹ startup và từ thiện… Đáng chú ý, WMN còn tích hợp với Facebook, Youtube để giúp người dùng có thể biến mạng xã hội thành nơi kiếm tiền nhờ hệ thống thanh toán.


Theo các chuyên gia tài chính, có mặt trước khi có WMN đã có ví điện tử MoMo, Money Lover, VinaPay, Payoo, Ngân Lượng, Mobivi... Tính đến nay, Việt Nam có gần 20 ví điện tử đang hoạt động. Điều này cho thấy, thị trường thanh toán điện tử đang có rất nhiều tiềm năng và dường như hấp dẫn hơn trong mắt người chơi. Theo một khảo sát trên phạm vi toàn cầu mới đây của PwC, trong vòng 5 năm tới, 24% thị phần các ngân hàng trong mảng chuyển tiền và thanh toán sẽ rơi vào tay các công ty công nghệ tài chính (fintech).


Một lý do quan trọng khác giải thích cho sự bùng nổ của các trung gian thanh toán là quy định pháp luật đang dần hoàn thiện hơn. Cụ thể cuối năm 2015, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu cấp giấy phép hoạt động chính thức đối với các công ty phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực trung gian thanh toán, sau một thời gian dài thí điểm với các ví điện tử từ năm 2008. Tính đến nay, đã có khoảng 16 công ty được cấp phép chính thức, phần lớn là những ví điện tử cũ được thí điểm và hàng chục công ty khác đang chờ được cấp phép. Những ví điện tử này đang nhận được dòng tiền mới để “hồi sức”, tăng năng lực cạnh tranh bằng cách đi vào những thị trường ngách.


Nhiều tiện ích mới sẽ thắng


Trên thực tế, trong năm qua các nhà các nhà phát triển công cụ thanh toán không dùng tiền mặt như MoMo, Payoo... đều tung ra những giải pháp khai thác triệt để thị trường thẻ thông minh Việt Nam ở tất cả các phân khúc, bao gồm các DN nhỏ và siêu nhỏ, tiểu thương lẫn cá nhân.

Nhiều tiện ích được VietUnion tích hợp trên Paytouch, giải pháp giúp người sử sụng ví điện tử Payoo dễ dàng thanh toán bất cứ nơi đâu tại các cửa hàng tiện ích 24/24 giờ.

Đặc biệt, thị trường này sôi động hơn với sự cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ lớn. Cụ thể, Công ty CP Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion) với dịch vụ thanh toán ví điện tử Payoo cũng nâng vốn lên 150 tỷ đồng sau khi nhượng lại 40% cổ phần cho Công ty NTT Data (Nhật Bản).


Công ty Dịch vụ di động trực tuyến M_Service, chủ ví điện tử MoMo, cũng đã nhanh chóng tiếp cận được dịch vụ thu tiền cước của các công ty lớn như VinaPhone, MobiFone, VNPT, VTV, FPT, Viettel, EVN, VNG, Prudential Finance, AVG... Theo số liệu MoMo công bố, hệ thống phân phối MoMo trải rộng với 3.000 điểm giao dịch, 100.000 điểm bán lẻ, 500.000 khách hàng sử dụng ví.


Còn theo ước tính của các chuyên gia, hiện Việt Nam có khoảng 10 triệu khách hàng sử dụng ví điện tử của 10 nhà cung cấp dịch vụ trên nền internet và thiết bị di động như Ngân Lượng, Payoo, MoMo, Netcash, Vcash, Smartlink...


Những con số này hứa hẹn diễn ra nhiều cạnh tranh trong cuộc chơi "không tiền mặt" trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo ông Ngô Trung Lĩnh, Giám đốc Điều hành VietUnion (đại diện cho Payoo), đối với thiết bị, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, hiện nay Việt Nam chỉ mới có vài nhà phát triển, các nhà cung cấp nhỏ rất khó cạnh tranh.


Nguyên nhân phần lớn các tiện ích của chúng vẫn xoay chuyển tiền, thanh toán thẻ, hóa đơn, mua vé xe, xem phim hay giải trí khác… Đặc biệt, các tiện ích này vẫn chỉ gói gọn trong nước và chưa thể vươn xa ra toàn cầu. Do đó, việc một ví điện tử WMN đưa ra tiện ích mới này giống như một phát súng khởi đầu cho một cuộc chạy đua mới trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trong kỷ nguyên công nghệ số, việc phát triển ví điện tử ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu hướng không thể thiếu trong tương lai.

Thừa nhận vấn đề này, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT WebMoney Việt Nam cho biết, WebMoney là hệ thống thanh toán quốc tế, được thành lập từ năm 1998 tại Liên bang Nga. Đến năm 2013, ví điện tử WMN mới có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời điểm này thị trường thanh toán điện tử còn chưa phát triển nên sau khi ra mắt, WMN sớm bị quên lãng. Đứng trước những cơ hội nhưng quá nhiều thách thức, WMN buộc phải đi khác các ví điện tử, ứng dụng thanh toán khác của các ngân hàng để có thể giành được người dùng.


Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cũng đồng tình, cho biết với gần 20 ví điện tử có mặt tại Việt Nam trong gần 5 năm qua thì sức sống của các ví điện tử hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn các ứng dụng thanh toán ngân hàng thì nhờ lượng người gửi tiền và sử dụng dịch vụ ngân hàng lớn nên mới có một lượng khách hàng tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu các ứng dụng thanh toán ngân hàng không tiện ích, chắc chắn ví điện tử của các fintech sẽ là một giải pháp tốt.


Chính vì vậy, nếu không có điểm mới cũng như tiện ích phong phú đi kèm để thu hút người dùng thì những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử nhỏ rất khó có cơ hội cạnh tranh.


Hải Yên/Báo Tin Tức
Xu thế ngân hàng số, ví điện tử
Xu thế ngân hàng số, ví điện tử

Theo các chuyên gia, dịch vụ ngân hàng số và ví điện tử sẽ là xu thế của nhiều ngân hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN