1. Lại gần đối tượng
Khi sử dụng chế độ zoom trong máy ảnh số giúp tiếp cận được những thứ ở xa rõ hơn. Nhưng với điện thoại di động tốt hơn là nên lại cận cảnh thay vì sử dụng chế độ này vì độ phân giải điện thoại di động không cao như máy chụp hình thông thường. Để chụp được bức ảnh mong muốn, bạn hay đến gần hơn đối tượng khi nào cảm thấy ưng ý. Đặc biệt là khi chụp hình chân dung, hãy tiến lại gần đến mức có thể để những chi tiết cá nhân độc đáo nhất được thể hiện 1 cách rõ nhất.
2. Lấy sáng đối tượng
Đây là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh chụp. Bạn không chỉ quan tâm tới chất lượng ánh sáng mà bạn còn phải để ý xem bố cục ánh sáng như thế nào để có bức hình phù hợp. Vẻ đẹp của 1 tấm ảnh từ điện thoại di động chính là sự đơn giản, điều đó đồng nghĩa với việc bạn cần giúp chọn ánh sáng cho khung cảnh bạn muốn chụp.
3. Giữ điện thoại thật vững
Ống kính của điện thoại chụp ảnh rất nhỏ nên rất nhạy cảm với những động tác rung tay. Khi bạn nhấn nút chụp, điện thoại sẽ bị rung khiến cho tấm hình mờ đi. Hãy cố giữ vững điện thoại càng ổn định càng tốt. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện ánh sáng yếu vì lúc này tốc độ chớp sáng của máy ảnh sẽ cao hơn (yếu tố gây ra hiện tượng nhòe ảnh). Nếu được thì hãy đặt điện thoại hoặc tì tay lên một vật cố định (như cái cây, bức tường) khi chụp ảnh. Vì vậy bạn vẫn phải giữ điện thoại một lúc cho đến khi chắc chắn là ảnh đã được chụp.
4. Nguyên tắc một phần ba
Muốn bức ảnh có sức cuốn hút bạn phải dịch chuyển chủ thể sang bên một cách tinh tế. Khung hình được chia làm 9 phần đều nhau bởi 2 đường ngang và 2 cột dọc. Sau đó đặt chủ thể hoặc điểm cần nhấn vào một trong 4 giao điểm của các đường này, cách đó sẽ dễ dàng hướng ánh mắt người xem vào chủ đề và tạo một bố cục cân đối hơn.
Ngoài ra các bạn nên tham khảo thêm 1 số nguyên tắc sau :
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.+ Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
5. Dùng toàn bộ khung hình
Khá nhiều người tập trung vào một đối tượng cụ thể mà quên phần còn lại của khung cảnh. Sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh.
6. Luôn nhìn đối tượng bằng mắt thật
Dùng mắt của mình quan sát khung cảnh trước, cảm nhận được cái đẹp và dùng máy để ghi lại cái đẹp đó. Hãy quan sát và bắt cái khoảng khắc cảm xúc nhất của đối tượng
8. Luôn giữ ống kính sạch sẽ
Ống kính trên điện thoại di động có những dấu vân tay hay bụi bẩn bám vào khi bạn hay ai khác cầm và sử dụng nó. Hãy vệ sinh ống kính sạch sẽ trước khi bấm máy.
9. Dùng các phần mềm chỉnh sửa
Mặc dù hiện nay có nhiều điện thoại có chức năng chỉnh sửa ảnh và tiện lợi như camera 360 độ, thì bạn nên chờ và sửa những bức ảnh đó trên máy tính thì sẽ có kết quả tốt hơn.
10. Chia sẻ ảnh
Một tấm ảnh không được ai chiêm ngưỡng đồng nghĩa với việc bạn không tạo ra nó. Việc chia sẻ còn giúp bạn nhận được vô số những lời đóng góp bổ ích mà không dễ gì bạn có được.