Trong các ca nhiễm mới có 19 ca nhập cảnh và 98.743 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.367 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 66.861 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (13.323 ca), Quảng Ninh (4.011 ca), Bắc Ninh (3.933 ca), Nghệ An (3.864 ca), Lào Cai (3.398 ca), Hưng Yên (3.393 ca), Sơn La (3.087 ca), Nam Định (3.072 ca), Phú Thọ (2.966 ca), Vĩnh Phúc (2.913 ca), Thái Nguyên (2.788 ca), Hòa Bình (2.574 ca), Lạng Sơn (2.534 ca), Hà Giang (2.444 ca), Hải Dương (2.355 ca), Hải Phòng (2.309 ca), Bắc Giang (2.209 ca), Ninh Bình (2.174 ca), Yên Bái (2.118 ca), Đắk Lắk (2.116 ca), Tuyên Quang (2.063 ca), TP Hồ Chí Minh (2.022 ca), Thái Bình (1.960 ca), Khánh Hòa (1.880 ca), Cao Bằng (1.718 ca), Quảng Bình (1.659 ca), Gia Lai (1.392 ca), Đà Nẵng (1.387 ca), Cà Mau (1.303 ca), Bình Phước (1.291 ca), Điện Biên (1.228 ca), Hà Nam (1.095 ca), Lâm Đồng (1.092 ca), Lai Châu (1.045 ca), Bình Định (995 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (856 ca), Đắk Nông (855 ca), Bình Dương (846 ca), Hà Tĩnh (786 ca), Phú Yên (675 ca), Quảng Trị (524 ca), Tây Ninh (507 ca), Thanh Hóa (493), Bắc Kạn (474 ca), Quảng Nam (392 ca), Quảng Ngãi (381 ca), Bình Thuận (375 ca), Thừa Thiên Huế (319 ca), Bạc Liêu (218), Trà Vinh (198), Kon Tum (196), Bến Tre (193 ca), Đồng Nai (163 ca), Vĩnh Long (162 ca), Cần Thơ (154 ca), Long An (88 ca), Kiên Giang (47 ca), Đồng Tháp (32 ca), Sóc Trăng (32 ca), Ninh Thuận (32 ca), An Giang (21 ca), Tiền Giang (8 ca), Hậu Giang (5 ca).
Ngày 1/3, Sở Y tế Hà Giang đăng ký bổ sung 15.382 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Hà Giang.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là Quảng Ninh (giảm 5.094 ca), Lai Châu (giảm 618 ca), Quảng Trị (giảm 454 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là Gia Lai (tăng 1.392 ca), Thái Nguyên (tăng 1.296 ca), Sơn La (tăng 984 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 80.898 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.557.629 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 36.014 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 3.550.249 ca, trong đó có 2.477.066 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (536.115), Bình Dương (298.294), Hà Nội (285.273), Đồng Nai (101.399), Tây Ninh (90.932).
Trong ngày 1/3, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 40.932 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 2.479.883 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.851 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 28/2 đến 17 giờ 30 ngày 1/3 ghi nhận 86 ca tử vong tại: Hà Nội (20 ca), Thái Nguyên (6 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (5 ca), Hải Dương (5 ca), Ninh Bình (5 ca), Bình Định (4 ca), Bình Thuận (3 ca), Hà Nam (3 ca), Hà Tĩnh (3 ca trong 2 ngày), Hòa Bình (3 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (2 ca), Bắc Ninh (2 ca), Cao Bằng (2 ca), Gia Lai (2 ca), Kiên Giang (2 ca), Lâm Đồng (2 ca), Nghệ An (2 ca), Quảng Ninh (2 ca), Thanh Hóa (2 ca), Bạc Liêu (1 ca), Cà Mau (1 ca), Đắk Nông (1 ca), Đồng Nai (1 ca), Hà Giang (1 ca), Lạng Sơn (1 ca), Long An (1 ca), Nam Định (1 ca), Quảng Bình (1 ca), TP. Hồ Chí Minh (1 ca), Trà Vinh (1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 94 ca/ngày. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.338 ca, chiếm tỷ lệ 1,1% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.776.222 mẫu tương đương 79.309.194 lượt người, tăng 99.699 mẫu so với ngày trước đó.
Trong ngày 1/3, có .574.507 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 194.970.502 liều, trong đó tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.190.280 liều, tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là 16.780.222 liều.
Ngày 1/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 457/QĐ-BYT về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế cho phép tiêm vaccine Pfizer phòng COVID-19 liều 0,2 ml chứa 10 mcg cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19" ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong đó, bổ sung hướng dẫn sử dụng của 2 loại thuốc kháng virus là Remdesivir và Molnupiravir.
Ngành Y tế cũng chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19, tổ chức tiêm vaccine mũi thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý I năm 2022; tiêm mũi thứ 2 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, hoàn thành trong tháng 2 năm 2022; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.