Thực tế mới trên một phần là do tỷ lệ xét nghiệm thấp, nhưng điều quan trọng là số ca nhập viện vì mắc bệnh nặng và số ca tử vong cũng đã giảm đáng kể. Tính đến ngày 22/1/2023, có 88 ca tử vong tại châu lục này do mắc COVID-19, giảm mạnh so với mức 9.096 ca cùng kỳ năm 2022.
Đại diện của WHO tại châu Phi, bà Matshidiso Moeti cho biết: “Đây là lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta, tháng Một đầu năm không chứng kiến số ca mắc gia tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các biến thể tiếp tục lây lan, các nước cần cảnh giác và có biện pháp để phát hiện và xử lý kịp thời bất kỳ đợt bùng phát lây nhiễm mới”.
Năm 2022, châu Phi đã không chứng kiến những đỉnh dịch lớn. Các đợt bùng phát kéo dài trung bình 3 tuần trước khi giảm. Ngược lại, năm 2021, châu lục này đã trải qua 2 làn sóng lây nhiễm các biến thể có khả năng lây lan nhanh và gây số ca tử vong lớn. Dự báo trong những tháng tới, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục lây lan dù với mức thấp hơn và có thể tạo ra một số đợt bùng phát. WHO kêu gọi các nước duy trì khả năng phát hiện và ứng phó hiệu quả với những đợt bùng phát bất ngờ.
Trong năm 2022, trong khi các nước châu Phi nỗ lực tiêm phòng đại trà, chỉ 29% người dân châu lục này hoàn tất số mũi tiêm cơ bản tính đến ngày 22/1/2023, tăng 7% so với tháng 1/2022. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng ở người từ 18 tuổi trở lên tăng từ 13% tháng 1/2022 lên 47%. Có 4 quốc gia đã tiêm phòng cho hơn 70% dân số, 27 nước đã tiêm cho từ 10% - 39%, trong khi 11 nước đã đạt đến mức 40% - 70% dân số được tiêm phòng đầy đủ. Tiêm phòng cho các nhóm có nguy cơ cao đã đạt tiến bộ, với 41% nhân viên y tế được tiêm đầy đủ tại 28 quốc gia, và 38% người cao tuổi tại 23 quốc gia.
Bà Moeti nhấn mạnh khoảng cách miễn dịch lớn có thể tạo cơ hội tái bùng phát ca nhiễm mà lẽ ra vaccine có thể ngăn chặn. Bà cảnh báo dù số ca nhiễm đang giảm, nhưng đại dịch có thể đảo chiều bất ngờ và tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn mắc bệnh nặng và tử vong vì virus vẫn đang lây lan và tiếp tục biến đổi.