Hội thi tìm hiểu pháp luật giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền ờ vùng núi

Năm 2023, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) thông qua việc tổ chức các Hội thi dành cho các cháu thanh thiếu niên tại các Trường PTDTNT-THCS. Trong tháng 10/2023,  Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức 2 hội thi tại hai huyện Như Thanh và Thạch Thành. 

Đối với vùngdân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), nội dung “Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS” được tích hợp tại Nội dung số 02, Tiểu dự án 1, Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Chú thích ảnh

Ông Cầm Bá Tường - Phó Trưởng ban Dân tộc, Trưởng ban Tổ chức Hội thi cho biết: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TT-PB-GDPL) luôn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân.

Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật nhằm thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật; thúc đẩy, khuyến khích và thu hút sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội theo hướng xã hội hóa đối với công tác TT-PB-GDPL; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để tranh thủ được các nguồn hỗ trợ, tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước nói chung, địa phương nói riêng.

Nhiệm vụ của nội dung là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên của vùng DTTS&MN, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội vùng đồng bào DTTS&MN trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và được UBND tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, huyện tại Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 16/12/2021. 

Công tác (TTPBGDPL) được xem là cầu nối giúp pháp luật đến với mọi người một cách kịp thời, nhanh chóng. Nhiều năm gần đây Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa thực hiện nhiệm vụ TTPBGDPL thông qua việc tổ chức các hội nghị, tập huấn, cấp phát sổ tay, áp phích, tờ rơi, tờ gấp. 

Tham gia Hội thi tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Như Thanh và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở huyện Thạch Thành, các em học sinh đã tập trung tìm hiểu kiến thức pháp luật theo Nội dung 02, Tiểu dự án 01 của Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.  

Mỗi trường có 4 đội thi, đến từ các khối 6, 7, 8, 9, là những học sinh người dân tộc thiểu số tiêu biểu của các khối lớp.

Bằng hình thức sân khấu hoá, các đội trải qua 3 phần thi: chào hỏi, Hỏi - Đáp tìm hiểu kiến thức pháp luật và phần thi trình diễn tiểu phẩm.

Nội dung thi xoay quanh các vấn đề, sự việc liên quan đến kiến thức pháp luật nói chung và các Luật có liên quan trực tiếp đến các em như: Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng, chống ma tuý; giáo dục giới tính, các tập tục lạc hậu của dân tộc mình và những vấn đề khác thường gặp trong đời sống hằng ngày của học sinh, cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Ngoài phần thi của 4 đội thi, còn có các câu hỏi và phần thưởng dành cho khán giả là toàn thể học sinh của trường, hầu hết khán giả đều trả lời chính xác các câu hỏi của Hội thi.

Thực tế cho thấy việc tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật tại các trường theo Nội dung 02, Tiểu dự án 01 của Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; đã tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích, thiết thực, lý thú; tạo ra không khí thi đua sôi nổi, tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng thực hành văn hóa truyền thống, kỹ năng ứng xử văn hóa cho học sinh.

Bồi dưỡng cho các em niềm tự hào và ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh về phòng, chống các tệ nạn xã hội như ma túy, nghiện hút; tảo hôn; bạo lực học đường; an toàn giao thông….

Những kiến thức ấy sẽ là hành trang bảo vệ các em trên hành trình trưởng thành và phát triển bản thân trong cuộc sống học đường cũng như đối mặt với các cạm bẫy, cám dỗ khi ra ngoài xã hội. Các em thực sự phấn khởi đón nhận hình thức tham gia tìm hiểu pháp luật thông qua Hội thi. 

Thầy giáo Phạm Ngọc Thắng, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học cơ sở Như Thanh chia sẻ: ”Trong thời gian tới, Nhà trường mong tiếp tục nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành, các đơn vị để nhà trường có nhiều cơ hội cho các em học sinh được tham gia, giao lưu, học hỏi, bổ sung nhiều kiến thức về pháp luật, đồng thời mở rộng Hội thitheo Nội dung 02, Tiểu dự án 01 của Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.; và tổ chức theo cụm để các Trường PTDTNT THCS trên địa bàn các huyện miền núi được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ chung của tỉnh”.

Công tác TTPBGDPL thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật được đánh giá là hình thức TTPBGDPL có hiệu ứng lan tỏa mạnh, đạt hiệu quả cao và thu hút được đông đảo mọi người tham gia. Với hình thức này, đối tượng tìm hiểu pháp luật khi tiếp cận pháp luật không có cảm giác khô cứng, tìm hiểu để đối phó mà có cảm giác như đang tích lũy các kiến thức để tham gia vào một sân chơi, để thể hiện mình và để giao lưu, chia sẻ những kiến thức mà mình có. Tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi và thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu pháp luật của những người tham gia. Biến từ thụ động tiếp cận pháp luật sang trạng thái chủ động tiếp cận pháp luật. Đối với các kiến thức do người tham dự cuộc thi trình bày cũng sẽ thu hút hơn, hấp dẫn hơn và dễ nhớ hơn. 

Việc tổ chức các hội thi còn tạo ra sức cạnh tranh, lan tỏa nhu cầu tìm hiểu pháp luật, qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác TTPBGDPL; là sân chơi bổ ích để trau dồi các kiến thức pháp luật, hiểu rõ hơn ý nghĩa các quy định pháp luật; giúp việc truyền tải các quy định pháp luật gần gũi, thực tế hơn đối với người tiếp cận. Khuyến khích, tạo khí thế thi đua trong tìm hiểu các quy định pháp luật đối với mọi người.… Đây chính là những hiệu quả của hình thức TTPBGDPL thông qua hội thi đem lại và hiệu quả hơn so với các hình thức TTPBGDPL khác.  

Hy vọng trong thời gian tới, Nội dung 02, Tiểu dự án 01 của Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa sẽ có thêm nhiều hội thi/cuộc thi tìm hiểu pháp luật hơn nữa để cán bộ, nhân dân và đặc biệt là các em học sinh có thêm nhiều cơ hội để nâng cao kiến thức pháp luật của mình và tạo chuyển biến trong thói quen tìm hiểu pháp luật.

PV
Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN