Người Ba Nar ở Kon Tum vui Tết Ét Đoong

Trong hai ngày 14 – 15/10, hàng trăm người dân ở làng Kon Brap Gu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy đã tưng bừng vui Tết Ét Đoong (Tết ăn con Dúi).

Thanh niên Ba Nar trong điệu múa mừng Tết Ét Đoong. Ảnh: cadn.vdc3.vn


Theo phong tục của người Ba Nar, Tết Ét Đoong được tổ chức để dân làng “báo cáo” với Giàng sau thời điểm mùa màng thu hoạch, kết thúc năm cũ và xin Giàng phù hộ có một mùa thu hoạch mới, phù hộ dân làng đoàn kết và no ấm trong năm sau.

Người Ba Nar quan niệm con Dúi là lễ vật bắt buộc đối với mỗi nhà vì con dúi ăn các loại rễ cây mà rễ cây thì không bao giờ hết.

Ngay từ sáng sớm, ở mỗi nhà người dân, ai cũng tự chuẩn bị cho mình ít nhất một con dúi và chén rượu cần để cúng Giàng. Sau khi được Già làng triệu tập, mọi nhà trong làng mang lễ vật đến trung tâm nhà Rông và cùng nhau thực hiện các nghi thức cúng Giàng như nghi lễ đốt lửa, nghi lễ cột chỉ… cùng nhau cầu mong cho một mùa bội thu, dân làng được đoàn kết…

Sau khi cúng Giàng, mỗi gia đình sẽ cùng khách ăn thịt dúi và uống rượu cần, cùng nhau múa điệu múa xoang..

Tết Ét Đoong của người Ba Nar thường được tổ chức vào tháng 10 hàng năm và được Già làng quyết định ngày cụ thể sau khi dân làng đã thu hoạch xong mùa màng.

Theo ông A Jing Đeng (trưởng thôn Kon Brap Gu), hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum chỉ còn khoảng 6 làng tổ chức lễ Tết Ét Đoong theo đúng phong tục và truyền thống của người Ba Nar. Trước đây, Tết Ét Đoong thường được tổ chức 7 ngày (thời gian làm đường vào nương, rẫy, trang hoàng nhà rông) nhưng hiện nay, dân làng chỉ tổ chức trong khoảng 3 ngày (vì đường vào rẫy bây giờ không cần phải làm).

Tùy thuộc từng làng, từng mùa vụ mà Già làng ấn định ngày cụ thể để làng làm lễ. Đối với làng Kon Brap Gu, năm nay Già Làng quyết định tổ chức muộn lại vì Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau khi chọn được ngày, cả làng bắt đầu dựng cây nêu, sửa sang lại Nhà rông, nhà cửa; chuẩn bị các món ăn đặc sắc và bình rượu cần để cúng Giàng và đãi khách. Đây là thời điểm để dân làng có thể chưng diện những trang phục thổ cẩm, tổ chức các hoạt động văn nghệ, đánh cồng chiêng và vui vẻ với người thân.


Sỹ Thắng
Lễ đâm trâu xoay cột của người Ba Na
Lễ đâm trâu xoay cột của người Ba Na

Lễ hội đâm trâu xoay cột tại làng Đồng, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) được tổ chức để tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh, tạ ơn những người đã hy sinh tại làng Đồng trong sự nghiệp bảo vệ buôn làng, bảo vệ Tổ quốc...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN