Chăm lo ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Với các chương trình, dự án từ nhiều nguồn khác nhau, huyện biên giới Bù Gia Mập đang mang lại sức sống mới cho nhiều hộ dân tộc thiểu số nghèo.

Huyện biên giới Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi cao nguyên và vùng đồng bằng.

Phòng học của học sinh dân tộc thiểu số tại Bù Gia Mập.

Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Song từ khi được thành lập (năm 2009), đến nay chính quyền địa phương cùng nhân dân huyện luôn nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; trong đó, việc chăm lo, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên được quan tâm.

Tại thôn Hai Căn, xã Phú Nghĩa, 16 căn nhà được xây dựng khang trang và bàn giao cho 16 hộ dân là người dân tộc thiểu số S’tiêng nghèo vào tháng 12/2015. Các hộ được thụ hưởng hầu hết có hoàn cảnh khó khăn, nhà dột nát, không có đất sản xuất, chỉ đi làm thuê cuốc mướn.

Đây là những căn nhà được xây dựng từ kinh phí do UBND huyện Bù Gia Mập và các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện đóng góp. Mỗi căn nhà có diện tích 45m2, với kinh phí 56 triệu đồng, được xây dựng theo mô hình tái định cư tập trung, gồm đầy đủ điện, nước, đường giao thông, sân bãi thể dục thể thao...

Nơi cũ, bà con sinh sống tại vùng đất trũng, không có điện, nước sạch sinh hoạt, đường giao thông, đặc biệt nhà ở rất tạm bợ, chỉ chắp vá bằng mái tranh, vách tre. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện về nhà ở nên họ rất phấn khởi và yên tâm lao động sản xuất hơn.

Hộ gia đình anh Điểu Trinh, thôn Hai Căn có 5 nhân khẩu, thu nhập chi tiêu trong gia đình chủ yếu dựa vào đi làm thuê. Anh chia sẻ: “Trước kia tôi ở căn nhà chỉ dựng bằng tranh tre nên không dám mơ có nhà xây đẹp để ở như thế này. Có được nhà ở ổn định, tôi sẽ cố gắng đi làm để tích góp tiền mua ít đất rẫy trồng trọt để có thêm thu nhập”.

Cũng như thôn Hai Căn, tại thôn 10, xã Đắk Ơ, 33 hộ dân được trao nhà vào đầu 2016 cũng bắt đầu có cuộc sống ổn định. Ông Điểu Lai ở thôn 10 cho biết: “Từ khi chuyển về nhà mới, tôi và bà con ở đây rất vui. Điều kiện ở nhà mới tốt hơn nơi ở cũ rất nhiều. Có nhà mới chúng tôi yên tâm làm ăn hơn”.


Ngoài được trao tặng nhà, mỗi hộ dân còn được nhà nước hỗ trợ thêm một con bò giống để sản xuất, ổn định cuộc sống, từng bước xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên những hộ dân này đều được các nhà hảo tâm, doanh nghiệp trên địa bàn huyện, tỉnh tặng tivi, quạt, nồi cơm điện, gạo…

Chứng kiến niềm vui của bà con khi có được nhà ở ổn định, ông Điểu Điều, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết: Đây là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trước kia các hộ dân này đều ở nhà dột nát, tranh tre nên rất khó khăn trong sinh hoạt.

Trong thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với các đơn vị, nhà hảo tâm để tiếp tục hỗ trợ nhà cho các hộ khác và cấp đất sản xuất cho bà con nghèo chưa có đất. Cùng với đó, huyện Bù Gia Mập sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị phối hợp tốt với các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ các hộ dân; đồng thời hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hỗ trợ cây con giống… cho bà con phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tin, ảnh: K GỬIH (TTXVN)
Nên có chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số
Nên có chính sách đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số

Trong những năm qua hệ thống chính sách dân tộc đã được xây dựng khá đồng bộ, bao phủ tất cả các lĩnh vực, địa bàn dân tộc và miền núi. Ông Cao Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (ảnh) đã trao đổi với PV Tin Tức về hiệu quả của chính sách dân tộc góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN