Làm gì để trải qua những ngày là F0 nhanh nhất?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh), đa số các trường hợp F0 hiện nay đều không triệu chứng và cho dù có triệu chứng thì đa số cũng chỉ trải qua một cơn cảm nhẹ, vì vậy không cần quá lo lắng.

Chú thích ảnh
Người dân cần chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt để vượt qua tâm lý lo lắng khi sống trong vùng dịch. 

Bác sỹ Trương Hữu Khanh cho biết, khi người dân phát hiện mình bị dương tính với SARS-CoV-2 dù không có triệu chứng nhưng vẫn cảm thấy rất lo lắng, bất an. Tuy nhiên, dù là F0 không triệu chứng hay có triệu chứng, điều đầu tiên vẫn phải làm là cần bình tĩnh. Bởi, nhiều chuyên gia y tế từng nói F0 không triệu chứng thì không phải là bệnh nhân và cho dù có triệu chứng thì đa số cũng chỉ trải qua một cơn cảm nhẹ.

"Vì vậy, nếu bạn nằm trong số F0 "may mắn" - không triệu chứng, bạn cũng phải tự chăm sóc mình và làm những điều có ích để chung sức, giúp giảm tải cho ngành y tế và để họ tập trung sức lực để cứu những F0 không may bị bệnh nặng", bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ.

Theo đó, một khi là F0 không triệu chứng hay triệu chứng thoáng qua, người mắc COVID-19 cần giữ sinh hoạt điều độ trong mọi việc như ăn, uống, ngủ, nghỉ... và thực hiện cách ly với những người không phải F0 (tự cách ly hay đến khu cách ly).

Bên cạnh đó, F0 cần tìm cách giải trí lành mạnh trong thời gian cách ly. Hiện nay, đa số F0 giải trí bằng cách dành thời gian lên mạng tìm hiểu về tình hình của F0. "Nhưng khi bạn lo lắng quá, lục lọi, hỏi lung tung, xem tin tiêu cực thì lại thêm lo lắng hơn. Nhiều khi lên mạng hỏi nhầm "thầy" lại bị dọa cho sợ và khiến mình mất ngủ thêm. Khi đó, COVID-19 chưa khiến bạn mệt mỏi mà việc nghe theo tư vấn không đúng lại khiến bạn thêm lo âu hơn. Thậm chí, có F0 không triệu chứng đã tìm hiểu các thông tin không tốt khiến bệnh nền bị ảnh hưởng, có người tự dưng thấy khó thở nhưng là lo quá mà khó thở "giả", lúc sau lại thở được bình thường", bác sĩ Khanh cho biết.

Thứ ba, khi F0 không phải bệnh nhân, không có lý do gì không tiếp tục làm việc, nếu nghề nghiệp cho phép làm việc online. Vì vậy, khi vào khu cách ly, F0 có thể mang theo sách vở, máy tính để vừa cách ly vừa làm việc bình thường. Ngoài ra, F0 cũng nên dành thêm thời gian tập thể dục, tăng cường sức khỏe khi thực hiện cách ly để tăng sức khỏe, sức đề kháng thì sẽ mau khỏe hơn. 

Thứ tư, FO có thể làm việc thiện khi có thể. Hiện nay, rất nhiều F0 khỏe mạnh trong các khu cách ly đang dành thời gian để hỗ trợ các F0 khác. Đó là một lựa chọn mà các F0 trẻ, khỏe có thể nghĩ đến khi mình là F0 không triệu chúng. Những công việc làm từ thiện là liều thuốc để F0 tự giảm lo âu, cảm thấy tinh thần phấn chấn hơn, từ đó vượt qua mệt mỏi. Bởi, khi người đã là F0 thì không thể bị lây thêm COVID-19 được nữa cho dù có tiếp xúc với người bệnh nặng hơn, nên hoàn toàn có thể an tâm khi tiếp xúc với các F0 khác.

Tuy nhiên, điều cần nhớ khi chăm sóc các F0 khác là giữ vệ sinh giống như khi đang chăm sóc một người bệnh thông thường, vì F0 vẫn có thể bị nhiễm các bệnh khác, có thể gây khó chịu, rắc rối trong thời gian cách ly.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Nhiều F1 chuyển thành F0 liên quan đến lái xe đường dài tuyến Lạng Sơn - Cha Lo
Nhiều F1 chuyển thành F0 liên quan đến lái xe đường dài tuyến Lạng Sơn - Cha Lo

Tối 4/8, tỉnh Quảng Bình vừa ghi nhận thêm 9 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 5 trường hợp F1 của bệnh nhân số 141580 tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (huyện Minh Hóa) và 4 trường hợp là công dân trở về từ các tỉnh, thành phía Nam đang cách ly tại các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN