Vì thất nghiệp, giới trẻ Ghana tìm tới con đường bán máu của chính mình.
|
Hiến máu thương mạiHơn 42% số người thất nghiệp của Ghana ở độ tuổi từ 15-24. Trong khi đó, những người may mắn có việc, chiếm 15% trong tổng số 26 triệu dân Ghana, sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập vỏn vẹn 3,6 cedi (khoảng 1 USD)/ngày.
Những chiếc túi rỗng khiến người dân địa phương buộc phải lao vào con đường
bán máu của chính mình, dù hiến máu là hành động đi ngược lại niềm tin văn hóa và tôn giáo ở đất nước Tây Phi này.
Mỗi lần bán một pint máu (khoảng 570 ml), họ nhận được thù lao từ 100-120 cedi (30-36 USD). Đây là khoản tiền không nhỏ đối với dân thất nghiệp, chính vì vậy mà nhiều người Ghana trở thành dân “
hiến máu thương mại”.
Y tá Victoria Atiapah, đang làm việc tại Bệnh viện Korle Bu, thủ đô Accra, chia sẻ: “Có những khuôn mặt rất quen. Lần đầu đến, họ nói là họ hàng với bệnh nhân. Nhưng tới lần thứ hai, thứ ba, tôi nhận ra họ là những người
hiến máu thương mại”.
Trung tâm hiến máu thuộc Bệnh viện Korle Bu, thủ đô Accra.
|
Trong phòng đợi của trung tâm
hiến máu thuộc Bệnh viện Korle Bu, có những biển hiệu khuyến khích người dân
hiến máu 4 tháng/lần. Những người
hiến máu quá mức khuyến nghị sẽ bị loại khỏi danh sách hiến. Thế nhưng, vì cơm áo gạo tiền, mặc cho sức khỏe có thể giảm sút, nhiều người tiếp tục
hiến máu lấy tiền thông qua những kẻ môi giới.
“Nằm vùng” bên ngoài các trường học, quán xá và trên những con phố nghèo ở các vùng lân cận thủ đô Accra, Eric Bimpong, một người môi giới
bán máu ở địa phương, dễ dàng tìm được người
bán máu ở tuổi thanh thiếu niên để cung cấp cho bệnh viện lớn nhất thủ đô.
“Tôi tới những nơi đông người thất nghiệp”, “cò bán máu” Bimpong nói. Mỗi lần giới thiệu được một người tới
hiến máu, anh chàng này sẽ nhận được khoản hoa hồng 20 cedi (khoảng 6 USD).
Ở đất nước mà ngân hàng máu thường xuyên khan hiếm, và những niềm tin văn hóa và tôn giáo đôi khi ngăn cản người dân
hiến máu, thì những đối tượng “
hiến máu thương mại” là những người lấp chỗ trống hoàn hảo.
Khi một bệnh nhân cần máu mà ngân hàng máu của bệnh viện lại hết, gia đình cũng như bạn bè người bệnh có nhóm máu không phù hợp hay đơn giản không sẵn sàng để hiến, đó là lúc những người “
hiến máu thương mại” xuất hiện và ra giá.
“Ở Ghana, khi mọi người tới bệnh viện, họ không muốn họ hàng mình biết, có thể để che giấu bệnh tật, nên họ tìm tới chúng tôi”, Bimpong nói.
Nguy cơ tiềm ẩn Mặc dù những người
hiến máu có thể cứu mạng sống của rất nhiều bệnh nhân, giới chức y tế công lo ngại rằng những virus nguy hiểm như virus HIV hay viêm gan sẽ qua con đường truyền máu lây nhiễm sang người bệnh.
“Điều này là bất bình thường. Chúng ta không thực sự khuyến khích hình thức
hiến máu này. Và nhiều khi chúng ta còn không biết nhóm máu của người hiến”, người phát ngôn Trung tâm truyền máu quốc gia (NBS) của Ghana, Stephen Addai, bày tỏ.
Nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ hiến máu thương mại.
|
Mặc dù máu hiến phải trải qua quá trình “sàng lọc” những virus nguy hiểm như HIV, viêm gan B và C, vẫn có một số trường hợp nhiễm bệnh qua truyền máu. Tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan, một bệnh lây qua đường máu, ở Ghana là 15%. Ước tính có khoảng 10% người
hiến máu nhiễm virus này.
Khi được hỏi về mối lo ngại này, người môi giới Eric Bimpong tỏ ra khá bàng quan: “Các phòng thí nghiệm cần có trách nhiệm sàng lọc máu hiến. Đó không phải việc của tôi…Đất nước này rất khó khăn. Chúng tôi chỉ đang giúp đỡ mọi người”.
Hạnh Nhân (
Theo AFP)