Na Uy 'sợ' đăng cai Olympic Mùa đông?

Đầu tháng 10, viện dẫn mối lo về tài chính, thủ đô Oslo của Na Uy, ứng cử viên hàng đầu cho cuộc chạy đua đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 đã chính thức rút khỏi danh sách, nối gót một loạt các thành phố khác trước đó của châu Âu.

Hậu Olympic, các cơ sở hạ tầng phục vụ sự kiện thể thao lớn này ở Sochi không một bóng người.


Như vậy, Oslo đã trở thành thành phố mới nhất rời khỏi cuộc đua sau khi chính phủ Na Uy bác kế hoạch tài chính cho dự án đăng cai Olympic Mùa đông với lo ngại rằng nó quá tốn kém.

Đây là kết quả của việc đảng Bảo thủ cầm quyền của Na Uy không ủng hộ về mặt tài chính cho việc đăng cai. Các cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy hơn 50% người dân Na Uy phản đối việc tổ chức sự kiện thể thao này. Trong khi đó, Thủ tướng Erna Solberg tuyên bố không đủ sự ủng hộ để chi ra 35 tỷ Kroner (5,4 tỷ USD) vào thế vận hội.

Trước đó, lần lượt Đức, Thụy Sỹ và gần đây hơn là Thụy Điển, Ba Lan, Ukraine đã xin rút lui khỏi cuộc đua đăng cai Olympic sau khi các cuộc trưng cầu ý dân cho thấy cử tri phản đối. Các diễn biến trên đã đẩy IOC vào thế khó khi ủy ban này sẽ phải thông báo tên thành phố tổ chức Olympic 2022 vào ngày 31/7/2015 tới.

Cử tri tại các quốc gia kể trên cho biết họ không muốn bỏ tiền cho một sự kiện thể thao quá tốn kém, lên tới hàng chục tỷ USD, mà không đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Các cơ sở hạ tầng như đường băng và sân vận động cho môn khúc côn cầu trên băng cũng ngốn nhiều tiền và không hữu dụng sau khi Olympic kết thúc.

Đầu năm 2014 vừa qua, Nga đã chi hơn 50 tỷ USD để tổ chức thế vận hội, đưa Olympic Sochi 2014 thành kỳ thế vận hội tốn kém nhất trong lịch sử. Con số này vượt qua mức 40 tỉ USD mà Trung Quốc chi cho Thế vận hội Mùa hè Bắc Kinh 2008 và gấp ba lần Olympic London 2012.

Đa phần khoản đầu tư để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý các vấn đề xã hội và triển khai chiến dịch “vành đai thép” an ninh xung quanh thành phố chỉ có 350.000 dân. Chính thực tế này đang khiến các quốc gia khác rụt rè trong việc đăng cai tổ chức thế vận hội.

Thực tế là chỉ vài tuần sau khi bế mạc Olympic, thành phố Sochi của Nga đã trông giống như một “thành phố ma” khi các công trình xây dựng cho các môn thể thao trên băng hoàn toàn vắng bóng người.

Mặc dù sự kiện thể thao lớn này đã tạm thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, nhưng các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Nga không được hưởng lợi nhiều từ Sochi. Trong lịch sử đăng cai tổ chức kỳ vận hội, chỉ duy nhất Thế vận hội Los Angeles 1984 là tạo ra lợi nhuận và không gây ra gánh nặng cho những người nộp thuế đúng như cam kết của các nhà tài trợ.

Tóm lại, những người đóng thuế châu Âu không muốn trả tiền cho một “bữa tiệc” thể thao mùa đông. Do vậy, với Olympic 2022, chỉ những nước chủ nhà có tiềm lực tài chính mạnh và tham vọng tạo dựng vị thế quốc gia mới có gan đứng ra đăng cai.


Hiện tại có Kazakhstan và Trung Quốc đều là những nước có đủ tiền để tham gia vào cuộc đua này và quan tâm tới việc xây dựng uy tín cho đất nước. Trung Quốc đã từng tổ chức Olympic 2008 và giành được sự tín nhiệm để tổ chức được một kỳ vận hội ấn tượng và độc đáo.

Trung Quốc đang nỗ lực để trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai đồng thời cả thế vận hội mùa hè và mùa đông. Trong khi đó, Tổng thống Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan đã chi hàng tỷ USD để tu sửa thủ đô Astana của nước này.

Nhà lãnh đạo này năm 2004 đã cho khánh thành Akorda, dinh tổng thống mới rất tráng lệ và có vẻ rất sẵn sàng để xây dựng những sân vận động và sân băng mới.


Thái Nguyễn
(tổng hợp)

Australia đăng cai Olympic đặc biệt châu Á- TBD đầu tiên
Australia đăng cai Olympic đặc biệt châu Á- TBD đầu tiên

Các vận động viên và thành viên trong đoàn thể thao của 30 nước đã có mặt tại thành phố Newcastle, bang New South Wales của Australia để chuẩn bị cho Thế vận hội đặc biệt khu vực châu Á- Thái Bình Dương năm 2013.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN