Gặp gỡ hai nữ biệt kích đầu tiên của quân đội Mỹ

Sau khi kết thúc khóa huấn luyện thể chất khắc nghiệt, Đại úy Kristen Griest và Trung úy Shaye Haver là hai nữ quân nhân Mỹ nhận bằng tốt nghiệp của trường đào tạo biệt kích (Ranger School) vào ngày hôm nay (21/8).


Đại úy Kristen Griest sẵn sàng tham gia các bài tập huấn luyện chiến đấu khắc nghiệt không kém cánh mày râu.


Hình ảnh mạnh mẽ của các nữ quân nhân trên thao trường.



Đại úy Kristen Griest và Trung úy Shaye Haver là 2 trong 19 nữ quân nhân vượt qua đợt tuyển chọn sơ loại kéo dài 17 ngày tại căn cứ Benning (bang Georgia) và được tham gia chương trình huấn luyện kéo dài 62 ngày để trở thành lính biệt kích. Trước đó, Đại úy Griest là sĩ quan quân đội thuộc lực lượng không quân trong khi Trung úy Haver ở băng Texas là một phi công lái trực thăng Apache.


Bài tập rèn luyện thể chất không thể thiếu trong các khóa huấn luyện quân sự.


Nữ quân nhân uống máu rắn hổ mang trong một buổi huấn luyện sống sót thuộc cuộc tập trận “Hổ mang vàng 2013”.

Khóa huấn luyện lính biệt kích bao gồm đào tạo kỹ năng nhảy dù và tấn công từ trên không.


Cả hai cô gái đều mong muốn cống hiến sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước. Griest bày tỏ “Tôi cảm thấy mình có thể đóng góp như những người đàn ông” trong khi đó Haver chia sẻ “cảm thấy hạnh phúc tuyệt vời khi là một phần của lịch sử”.


Nhiều học viên cùng lớp cho biết hai người phụ nữ này đều sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn tưởng như chỉ dành cho đàn ông trong suốt thời gian huấn luyện. Đại tướng Austin S. Miller – người đứng đầu Trung tâm Huấn luyện Diễn tập quân đội Mỹ cho hay “không hề có bất kì sự thiên vị hay thay đổi nào trong chương trình huấn luyện dành cho nữ quân nhân. Cả hai học viên nữ này đều đảm bảo được đủ khả năng về mặt thể chất cũng như tinh thần hoàn thành nhiệm vụ khóa học”.


Nữ đặc nhiệm kiểm tra hệ thống máy của trực thăng.

Hình ảnh đẹp của nữ binh sĩ cầm súng tại mặt trận tiền tuyến.


Theo tờ Washington Post, Trung úy Haver trước đây là vận động viên trong nhóm chạy việt dã của trường trung học. Tính cách của Haver được bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên miêu tả là người tự tin, dám nói lên chính kiến của mình. Bên cạnh đó cô cũng có tố chất lãnh đạo. Trái ngược với Haver, Griest là một người bình tĩnh, trầm lặng và khiêm tốn. Tuy nhiên cô cũng rất mạnh mẽ. Ưu điểm của Griest là khả năng lập kế hoạch, mọi chi tiết đều được vạch ra rõ ràng, gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt.


Đại úy Jill A. Leyden cúi đầu trước ngôi mộ đồng đội tại Nghĩa trang quốc gia Arlington (bang Virginia).


Tổng thống Barack Obama năm 2013 đã đề nghị các đơn vị của lực lượng vũ trang phải tạo điều kiện cho phụ nữ trực tiếp tham gia chiến đấu từ năm 2016. Kể từ đó, các cơ sở quân sự đều mở lớp tiếp nhận các nữ học viên. Lầu Năm góc miêu tả Trường đào tạo Biệt kích là nơi đào tạo khả năng chiến đấu và lãnh đạo hàng đầu quân đội Hoa Kỳ, trong đó học viên phải học cách vượt qua nỗi mệt mỏi, căng thẳng, đói khát để dẫn đầu đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu quy mô nhỏ.


Loại hình giải trí quen thuộc cho các nữ quân nhân trong doanh trại là tạp chí vầ âm nhạc.


Bắt đầu với 381 quân nhân nam và 19 quân nhân nữ, nhưng trong buổi lễ tốt nghiệp tới, chỉ có 91 nam và 2 nữ được nhận bằng. Các học viên trong khóa học buộc phải huấn luyện trong điều kiện thiếu thức ăn cũng như ngủ không đủ giấc. Một khóa huấn luyện kéo dài 62 ngày bao gồm bài tập kiểm tra thể chất 49 lần chống đẩy, 59 lần đứng lên ngồi xuống, chạy tốc độ 8 km trong vòng 40 phút, 6 lần kéo xà đơn, thi bơi, kiểm tra kỹ năng định vị trên mặt đất, đi hành quân 19 km trong 3 giờ đồng hồ, 4 ngày huấn luyện trên núi, 3 lần nhảy dù, 4 cuộc diễn tập tấn công từ trên không và 27 ngày tuần tra chiến đấu.


Tuy nhiên, hiện hai lính nữ biệt kích này vẫn không thể gia nhập trung đoàn biệt kích nổi tiếng “Ranger 75” như các học viên nam khác. Lầu Năm góc cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định cuối cùng về vai trò chiến đấu của các nữ quân nhân. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng họ không mong đợi số lượng lớn nữ binh sỹ đảm nhiệm một số nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm.

 

Hồng Hạnh (theo CNN/Reuters)
Theo chân đội đặc nhiệm Mỹ đột kích căn cứ
Theo chân đội đặc nhiệm Mỹ đột kích căn cứ

Nếu có thể, lính đặc nhiệm sẽ ôn lại kỹ năng đu dây thừng từ trực thăng xuống mặt đất trước khi lên máy bay để bắt đầu chiến dịch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN