Có sự móc nối, tiếp tay cho hành vi buôn lậu, sản xuất hàng giả

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tổ chức chiều 11/7, ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng, những kết quả đạt được trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhiệm vụ, còn gây nhiều bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội.

Đặc biệt, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa đồng bộ, chặt chẽ cũng như cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, phát hiện, đấu tranh, xử lý sai phạm. Thậm chí còn có hành vi tiếp tay của lực lượng chức năng cho các đối tượng buôn lậu, điển hình như ở An Giang.

Thủ đoạn tinh vi và đa dạng

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các lực lượng chức năm của Ban Chỉ đạo 389/TP đã thanh tra, kiểm tra 19.057 vụ, xử lý 12.162 vụ, tăng 1.033 cụ so với cùng kỳ năm ngoái, đã khởi tố hình sự 42 vụ đối với 48 bị can. Tổng thu nộp ngân sách 1.569,577 tỷ đồng, tăng 172,53 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

Đoàn công tác liên ngành kiểm tra kho hàng tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN Phát

Ông Chu Xuân Kiên, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, tình hình vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, an toàn thực phẩm và các vi phạm khác vẫn còn diễn ra, đa dạng về thủ đoạn và phương thức hoạt động.

Đó là các đối tượng buôn lậu thường tập trung hàng hóa tại các điểm thuộc tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên… hoặc tại một số địa bàn, tụ điểm của khu vực ngoại thành Hà Nội rồi chia nhỏ, vận chuyển hàng hóa thành nhiều đợt nhằm trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng.

Ngoài ra, do quy định thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thông thoáng, nên vẫn còn hiện tượng gian lận thương mại trong kê khai hải quan như kê không đúng số lượng, chủng loại, mã  hàng hóa…

Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ không chỉ được sản xuất trong nước mà còn được đặt sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều đường khác nhau, tập trung vào các mặt hàng: tiêu dùng, điện tử, quần áo, giày dép, túi xách, thực phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ thể dục thể thao…

Đáng chú ý, lợi dụng sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp trong bảo vệ thương hiệu, sản phẩm cũng như người dân còn thiếu kiến thức, thông tin đầy đủ trong phân biệt hàng thật, hàng giả nên các đối tượng đã tìm cách nhập lậu các loại hàng giả mang nhãn mác của Việt Nam hoặc các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài (chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc) có nhu cầu tiêu thụ cao và cung cấp ra thị trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khoẻ của người tiêu dùng và uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Điển hình như ngày 27/5, Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm tra tại số 41 ngõ 223 phố Yên Duyên, Hoàng Mai, Hà Nội và số 38 ngõ 79 phố Yên Duyên, Hoàng Mai, thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Đại bàng. Qua kiểm tra tại địa chỉ kinh doanh kiểm tra, phát hiện cơ sở đang đóng gói 500 bộ nhông xích xe máy thành phẩm trên vỏ hộp có in dấu hiệu “MITKAMMAAKON” và 900 chiếc vỏ hộp carton giấy; 45.000 chiếc vỏ bao bì nilon có in dấu hiệu “MITKAMMAKON”. Tổng giá trị hàng vi phạm là 66 triệu đồng.

Bên cạnh đó, một số đối tượng đã lợi dụng tình hình kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu đã thu mua một số mặt hàng hết hạn sử dụng, cận hạn sử dụng để tẩy xoá, sửa lại nhằm kéo dài hạn sử dụng đưa ra tiêu thụ tại các vùng sâu, vùng xa ngoại thành Hà Nội. Một số đối tượng khác thường xuyên lén lút vận chuyển các mặt hàng ế thừa, cận hạn và hết hạn sử dụng có giá rẻ nhập lậu vào Việt Nam để tiêu thụ như bánh kẹo, cu quả, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm…

Điển hình là khám phá vụ án đối tượng Lương Văn Thức (tại thôn Nghĩa Lập, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hoá) do lực lượng công an thực hiện. Kết quả kiểm tra thu giữ 200 gói thịt lợn xông khói thành phẩm giả loại 500g; 60 kg vỏ bao bì nhãn mác của Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất thực phẩm Hà Nội cùng 2 máy hút chân không, 1 máy dập hạn sử dụng. Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp với đối tượng Lượng Văn Thức.

Cần quy rõ trách nhiệm

Để công tác quản lý và phòng chống chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội, khẳng định các lực lượng chức năng cần xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu theo từng địa bàn, lĩnh vực phát triển. Hà Nội sẵn sàng điều chuyển, kiến nghị thay thế người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nếu để xảy gia tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả kéo dài, nghiêm trọng hay có biểu hiện bao che, dung túng cho buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Hiện nay, tình trạng buôn lậu, hàng giả tiếp tục diễn biến phức tạp do hệ thống văn bản pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, chế tài không rõ rảng nên khó áp dụng trong quá trình phát hiệu, bắt giữ, điều tra và xử lý.

Đơn cử như đối với trường hợp bóng cười thường được giới trẻ dùng như một loại ma tuý, nhưng do bóng cười là một trong những loại hoá chất được phép nhập khẩu sử dụng trong ngành công nghiệp hoá chất nên rất khó xử lý vì không thể quy mặt hàng bóng cười là hàng nhập lậu. Kinh phí của công tác giám định, bốc xếp, lưu kho… rất lớn nên công tác điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn…

Từ nay đến cuối năm 2017, đặc biệt là những dịp Tết Nguyên đán 2018, thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, cũng là dịp các đối tượng đẩy mạnh hoạt động buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do vậy, các lực lượng chức năng Ban Chỉ đạo 389 thành phố cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ gia cầm, hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, thuốc lá, thức ăn đường phố…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương và các quận, huyện, thị xã cần dự báo, theo dõi sát diễn biến thị trường, hàng hoá giá cả, nắm chắc cung cầu hàng hoá đối với các mặt hàng thiết yếu; điều tra cơ bản lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách. Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn yêu cầu, các lực lượng chức năng tăng cường phối hợp đồng bộ trong công tác đấu tranh, chống buôn lậu; chủ động cung cấp thông tin, đề xuất kiểm tra theo lĩnh vực, ngành mình quản lý và cơ quan chủ trì, có sự tham gia phối hợp với các cơ quan chức năng khác.

Ngoài ra, cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, biểu dương cách làm hay, tiêu biểu; đồng thời thông qua các vụ việc xử lý vi phạm để cảnh báo người dân về các phương thức làm ăn phí pháp, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.

P.A (TTXVN)
Hải Dương đẩy mạnh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại
Hải Dương đẩy mạnh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ngày 30/6, tại thành phố Hải Dương, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng quản lý thị trường Việt Nam (3/7/1957-3/7/2017).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN