Hỗ trợ kinh phí phát triển sinh kế, cải thiện đời sống người dân vùng đệm các khu rừng đặc dụng

Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; trong đó nêu rõ: Cộng đồng dân cư thuộc vùng đệm của khu rừng đặc dụng được hỗ trợ bình quân là 50 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm.

Theo Nghị định, căn cứ vào nguồn kinh phí được hỗ trợ, cộng đồng dân cư xác định nội dung hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau: Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, giống cây trồng, giống vật nuôi; thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ. Vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như: công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, nhà văn hóa và các công trình khác.

Về điều kiện được hỗ trợ, Nghị định nêu rõ: Cộng đồng dân cư có quá trình bảo vệ rừng tốt, không để xảy ra các vụ vi phạm nghiêm trọng trong công tác bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, có kế hoạch, dự toán được duyệt; có cam kết bảo vệ rừng với Ban quản lý rừng đặc dụng; không trùng lặp nội dung hỗ trợ với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về trình tự thực hiện hỗ trợ, Nghị định quy định trình tự thực hiện hỗ trợ như sau: Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ.

Hàng năm, Trưởng thôn tổ chức họp với cộng đồng dân cư về đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ và thống nhất tại biên bản họp theo Mẫu số 01; lập kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ theo Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban quản lý rừng đặc dụng.

Ban quản lý rừng đặc dụng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với cộng đồng dân cư có đề nghị hỗ trợ và thống nhất đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ của cộng đồng dân cư.

Về thực hiện hỗ trợ, Nghị định quy định, cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch, dự toán hỗ trợ kinh phí được duyệt. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ban quản lý rừng đặc dụng hỗ trợ thực hiện. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch và kinh phí hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị Ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, điều chỉnh.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định, cộng đồng dân cư tự tổ chức giám sát thực hiện kế hoạch, kinh phí hỗ trợ theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Sau khi hoàn thành các nội dung kế hoạch được phê duyệt hỗ trợ hoặc kết thúc năm, Ban quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: Đại diện Ban quản lý rừng đặc dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2024.

TTXVN/Báo Tin tức
Tích cực trồng rừng đặc dụng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam
Tích cực trồng rừng đặc dụng, góp phần tăng cường tín chỉ carbon rừng ở Việt Nam

Ngày 23/3, tại khu rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, 15.000 cây xanh đã được các nhân viên Panasonic Việt Nam trồng và trao tặng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN