Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế: Bảo hiểm xã hội Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trong giai đoạn phát triển mới.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tiếp tục có nhiều lao động, doanh nghiệp được xác nhận hồ sơ để làm thủ tục nhận hỗ trợ theo gói 26.000 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tính đến hết ngày 5/8, cơ quan này đã thực hiện xong việc gửi thông báo điều chỉnh mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động, tương ứng 11,238 triệu lao động.
Là một tỉnh miền núi, biên giới, trình độ dân trí không đồng đều nhưng tại tỉnh Kon Tum, nhiều người dân, người lao động từ lâu đã hiểu được giá trị của chính sách BHXH. Do đó, nhiều người đang thụ hưởng chế độ lương hưu, thẻ BHYT từ chính sách BHXH và cũng có không ít người đang từng ngày chắt chiu thu nhập để tham gia BHXH tự nguyện nhằm tích lũy cho tương lai.
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ thiết thực của Chính phủ đến với người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID -19 một cách nhanh nhất.
Qua 1 tháng triển khai với tinh thần khẩn trương, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam triển khai nhanh các chính sách hỗ trợ đến với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đến nay, nhiều người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong cả nước đã được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chính sách hỗ trợ khác theo tinh thần Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Ngày 2/8, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 2311/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), không để người bệnh tự chi trả chi phí trong phạm vi quyền lợi được hưởng.
Đẩy nhanh quá trình thực hiện chuyển đổi số mang lại tiện tích cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BNXH) Việt Nam đã triển khai áp dụng khai thác hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dựng VssID trong khám chữa bệnh mang lại hiệu quả cho người dân.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến cho công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, BHXH huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi mô hình truyền thông trực tiếp sang truyền thông trực tuyến và truyền thông nhóm nhỏ, để “đột phá” vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình giữa đại dịch.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn dịch COVID-19.
Tối 28/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam công bố số liệu doanh nghiệp và lao động gặp khó khăn nhận được chính sách hỗ trợ về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Nhằm kịp thời đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho người dân trên địa bàn Thủ đô trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo BHXH TP Hà Nội để bàn các giải pháp đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng và khám chữa bệnh (KCB) BHYT liên quan đến dịch COVID-19; hỗ trợ người lao động (NLĐ), doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 68/NQ-CP trên địa bàn thành phố.
Trong giai đoạn dịch bệnh, người bệnh nhập viện có thêm thủ tục xét nghiệm sàng lọc COVID-19; chi phí này nằm trong diện BHYT chi trả, người dân không phải lo chi phí.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam yêu cầu các BHXH địa phương khi nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết các chính sách của doanh nghiệp thì thực hiện giải quyết trong thời gian không quá 1 ngày làm việc.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh vừa ký ban hành Chỉ thị số 2165/CT-BHXH về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), công tác phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới của ngành BHXH Việt Nam.
Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành văn bản số 2157/BHXH-TST gửi BHXH các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc về việc khẩn trương thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Bạn đọc hỏi: Tôi muốn hỏi giá một lần xét nghiệm COVID-19 theo quy định mới là bao nhiêu?
Bạn đọc hỏi: Lao động trong thời gian được miễn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Nghị quyết 68, khi người lao dộng phát hiện ra bệnh nghề nghiệp hoặc xảy ra tai nạn lao động có được chi trả chế độ?
Bạn đọc hỏi: Công ty tôi đang tiến hành cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều người phải thay đổi công việc hoặc kiêm nhiệm. Công ty tôi có được hỗ trợ đào tạo lại nghề cho lao động không? Điều kiện để đơn vị tham gia gói hỗ trợ và hồ sơ cần những gì?
Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ góp phần giảm thiểu những bất bình đẳng giới mà phụ nữ phải trải qua ở cả nơi làm việc và gia đình.
Ban đọc hỏi: Tôi làm việc tại doanh nghiệp dịch vụ du lịch, thương mại và nay giảm đến 1/3 số lao động. Vậy tôi có có đủ điều kiện để tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không? Trường hợp có người đến tuổi nghỉ hưu thì xử lý như thế nào?