Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng xác nhận danh sách cho trên 2,93 triệu lao động của 70.148 đơn vị sử dụng lao động tại 63 tỉnh, thành phố để hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23. Trong đó, có gần 1,97 triệu lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 62.475 đơn vị; 609,5 ngàn lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 5.881 đơn vị; hơn 4.000 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 41 đơn vị.
Bên cạnh đó, có gần 84,6 nghìn lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 của 1.039 đơn vị, được người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc; 228,7 nghìn lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động) của 476 đơn vị; gần 35,3 nghìn lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 236 đơn vị.
Triển khai Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, hiện có gần 12,8 triệu lao động được hưởng hỗ trợ (trong đó, 11,7 triệu lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 1,09 triệu lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp) với tổng số tiền 30,31 nghìn tỷ đồng.