Tính khả thi của chiến lược biển Việt Nam

Tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng dầu khí dự báo khoảng 2,5 - 3 tấn năng lượng quy đổi.


Theo TS Phùng Minh Lai - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, những yếu tố cơ bản đóng vai trò quyết định tính khả thi của Chiến lược biển Việt Nam được thể hiện: Ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết về ”Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” (sau đây xin gọi tắt là Chiến lược biển), Nghị quyết nêu rõ: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Các yếu tố tạo nên sự thành công của Chiến lược biển đều quan trọng, tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò quyết định đến tính khả thi của Chiến lược, có thể là yếu tố “có nhiều lợi thế phát triển”, đó là nguồn tài nguyên biển, tiềm năng du lịch và hệ thống cảng biển.

Nguồn tài nguyên khoáng sản biển và dải ven bờ: Tại vùng biển và thềm lục địa nước ta đã xác định được nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu khí và điều kiện khai thác thuận lợi nhất, với tổng trữ lượng dầu khí dự báo khoảng 2,5 - 3 tấn năng lượng quy đổi. Ngoài ra, ở dải ven bờ còn có: Than đá, trữ lượng ven biển Quảng Ninh khoảng 3 tỷ tấn; than nâu, tại khu vực đồng bằng sông Hồng có trữ lượng lớn; than bùn, phân bố rải rác dọc ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cà Mau…; quặng sắt, với điểm quặng quan trọng nhất là Thạch Khê (Hà Tĩnh) có trữ lượng 580 triệu tấn; sa khoáng Titan, với trữ lượng dự đoán khoảng 13 triệu tấn; cát thủy tinh, trữ lượng ước tính hàng trăm tỷ tấn. Các khoáng sản khác như đá vôi, đá xây dựng, đá ốp lát, cao lanh… phục vụ phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng có ý nghĩa lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương ven biển.

Tài nguyên hải sản: Theo thống kê chưa đầy đủ, tại vùng biển nước ta đã phát hiện được hơn 2.000 loài cá biển khác nhau, trong đó có khoangr130 loài có giá trị kinh tế, đặc biệt là có hơn 50 loài có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng có trên dưới 3 triệu tấn và khả năng khai thác hàng năm là 1,1 - 1,4 triệu tấn...

Tài nguyên du lịch biển: Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có khả năng khai thác sử dụng vào mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, trong đó có những bãi biển đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô…

Hệ thống cảng biển: Nhóm cảng biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) có tác động thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, trong đó cảng Hải Phòng là thương cảng tổng hợp, phục vụ trực tiếp xuất nhập khẩu và trao đổi nội địa...
TTXVN/Tin Tức
Lợi thế của vùng biển nước ta
Lợi thế của vùng biển nước ta

Vùng biển Việt Nam có lợi thế là nằm ngay trên một số tuyến hàng hải chính của quốc tế qua Biển Đông, trong đó có tuyến đi qua eo biển Malasca và Singapore, là một trong những tuyến có số tàu qua lại nhiều nhất trên thế giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN