Vai trò của nguồn tài nguyên biển trong chiến lược biển Việt Nam

Các nước trên thế giới đều chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển chủ yếu như: Khai thác và chế biển hải sản; thăm dò và khai thác dầu khí, khoáng sản biển; công nghiệp tàu thủy và vận tải biển; du lịch biển; dịch vụ hàng hải, cảng biển và không gian biển…


Theo TS Phùng Minh Lai, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia: Qua quan sát các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ về biển của các quốc gia có biển cho thấy, họ thường tập trung đầu tư vào các loại công nghệ như: Công nghệ khai thác năng lượng biển; công nghệ thăm dò và khai thác hải sản xa bờ; công nghệ thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản đáy biển (trong đó quan trọng là khai thác dầu khí và kim loại đáy biển); công nghệ tổng hợp tài nguyên biển (làm nhạt nước biển; tách, rút các nguyên tố như K, Br, Li, U từ nước biển); công nghệ thăm dò môi trường biển để tăng khả năng dự báo về môi trường biển, đề phòng thiên tai, tăng năng lực bảo vệ môi trường biển…; công nghệ sinh vật biển (nghiên cứu để tạo ra các giống mới ưu việt, các giống có tính đột phá để đẩy mạnh quá trình nuôi trồng hải sản); công nghệ khai thác các loại sinh vật biển để sản xuất dược phẩm (nghiên cứu vai trò tự nhiên của sinh vật biển, từ các sinh vật biển chiết xuất ra những chất kháng khuẩn, kháng bệnh, kháng khối u, chống lão hóa, tạo nên những dược phẩm mới và thực phẩm dinh dưỡng tốt); công nghệ gia công và chế biến sản phẩm biển; công nghệ công nghiệp tàu biển và các loại công nghệ về hàng hải, cảng biển, không gian biển… Các loại công nghệ được sử dụng vào các lĩnh vực trên chủ yếu là công nghệ cao.

Các nước trên thế giới đều chú trọng hướng vào xây dựng và phát triển các ngành kinh tế biển chủ yếu như: Khai thác và chế biển hải sản; thăm dò và khai thác dầu khí, khoáng sản biển; công nghiệp tàu thủy và vận tải biển; du lịch biển; dịch vụ hàng hải, cảng biển và không gian biển… Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để xây dựng các ngành kinh tế biển mạnh, trước hết cần xây dựng những “căn cứ địa” ven bờ như: Khu công nghiệp chế biến các loại hải sản, khu công nghiệp cảng, hải dương học, du lịch, khu công nghiệp khai thác khoáng sản biển, khu công nghiệp phục vụ các loại dịch vụ trên biển… Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… đều đi theo con đường đó nên các khu vực duyên hải của họ trở thành các vùng kinh tế phát triển nhất. Một số nước và vùng lãnh thổ nhỏ như Singapore, Haoai, Hồng Kông (Trung Quốc)… tài nguyên nghèo, nhưng họ lại biết dựa vào ưu thế của biển để phát triển mạnh các dịch vụ như: Cảng biển, không gian biển, du lịch biển… nên đã đạt được những thành tựu kinh tế lớn.
N.L (Theo cuốn “Một số vấn đề trong Chiến lược biển Việt Nam”)
Tiềm năng, cơ hội cho phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam
Tiềm năng, cơ hội cho phát triển kinh tế biển, đảo của Việt Nam

Nước ta có bờ biển trải dài 3.260km dọc Bắc - Trung - Nam, chủ quyền bao quát hơn một triệu kilômét vuông trên vùng Biển Đông (gấp ba lần diện tích đất liền), trên biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, với trữ lượng hải sản lớn và phong phú, trữ lượng khoáng sản, nhất là dầu khí to lớn, tiềm năng du lịch gắn với biển và trên biển dồi dào…

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN