Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Câu chuyện lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội, giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng đang là trăn trở của các chuyên gia, người làm chính sách cũng như người thụ hưởng. Tất cả đều hướng tới mục tiêu sử dụng hiệu quả gói tín dụng này để doanh nghiệp tham gia tăng nguồn cung; người dân đón nhận, thụ hưởng ưu đãi từ chính sách để hiện thực hóa giấc mơ “an cư”.
Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" có đặt mục tiêu cho giai đoạn 2021 - 2025 là hoàn thành khoảng 428.000 căn. Nhưng trong 3 năm qua, cả nước mới làm được 72 dự án với 38.128 căn, chiếm chưa tới 9% kế hoạch 5 năm. Như vậy, mục tiêu vẫn còn rất xa, trong khi đó, hàng loạt “rào cản” vẫn tiếp tục cần được tháo gỡ.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản trả lời công văn số 741/BXD-QLN của Bộ Xây dựng về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2023, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội.
Việc ngành Du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia bất động sản dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so năm 2023.
Phấn đấu đến cuối năm 2025 thực hiện đầu tư xây dựng hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ và phấn đấu hoàn thành 35.000 căn nhà ở xã hội theo chỉ tiêu kế hoạch Thành phố đặt ra về Chương trình phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030.
Theo các chuyên gia của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), dự kiến nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 có cơ hội cải thiện khoảng 20% so năm 2023. Trong số đó, loại hình căn hộ biển là điểm nhấn của phân khúc, do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Trong quý I/2024, thị trường văn phòng cho thuê của TP Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc khi các tòa nhà mới ra mắt đã có tỷ lệ hấp thụ khả quan, đồng thời ghi nhận nhiều giao dịch thành công với diện tích thuê lên đến 10.000 m2 ngay ở khu vực trung tâm thành phố.
Các chuyên gia nhận định, hiện nay, lĩnh vực bất động sản của Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản nước ngoài.
Sau những chỉ đạo quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc gỡ khó cùng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án bất động sản (BĐS), nhà ở xã hội (NOXH), các địa phương và các doanh nghiệp BĐS đã sẵn sàng khởi công sớm hàng loạt dự án quy mô lên vài chục nghìn căn trong năm 2024.
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Với bức tranh dần khởi sắc của thị trường bất động sản, trong tháng 3 này và quý II tới, Hà Nội sẽ đưa ra đấu giá nhiều dự án đất ở phục vụ nhu cầu của người dân. Tất cả các khu đất đấu giá đều được quy hoạch, đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, kết nối với các trục giao thông chính, đáp ứng cho việc hình thành các khu dân cư mới hiện đại và văn minh.
Hiện nay nguồn cung nhà ở xã hội đang thấp hơn lực cầu rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng đang tồn tại một thực tế là dù đã nhận được nhiều hỗ trợ từ chính sách như ưu đãi lãi suất vay khi mua nhà ở xã hội nhưng không phải ai cũng đạt được giấc mơ “an cư”.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Tokyo, chị Lê Thủy Tiên (tên tiếng Nhật: Mori Mioka) - Giám đốc công ty Mori Pharmacy Ltd và công ty Mori Healthcare tại Nhật Bản - đánh giá Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua đầu năm nay là bước tiến rất tốt cho những người có quốc tịch nước ngoài gốc Việt, khuyến khích họ mạnh dạn trong việc đầu tư tại Việt Nam.
Theo phân tích của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VNREA), thị trường BĐS hiện nay chưa có khái niệm cụ thể về "nhà ở vừa túi tiền". Sản phẩm nhà ở này cần tách bạch, nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại, riêng về nhà ở xã hội (NOXH) đã được Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển.
Theo các chuyên gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng tốt tiếp tục trở thành động lực để bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc dẫn dắt trên thị trường, nhất là sau khi “vượt bão” thành công ở giai đoạn khó khăn như năm 2023.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân thường niên lần thứ IV, Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến - Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội kiến nghị: việc tháo gỡ những "nút thắt" về pháp lý nên nhanh chóng thực hiện để giúp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2024 khởi sắc. Bởi trên thực tế, hiện nay khó khăn của bất động sản hầu hết tập trung ở khâu pháp lý, do đó, cần "gỡ vướng" từ thể chế.
Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai 2024 mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.
Hồi tháng 1 vừa qua, Quốc hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ Việt Nam. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số điều khoản quy định cụ thể.
Cuộc họp của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các luật mới sửa đổi được ban hành (Luật Đất Đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản) diễn ra ngày 11/3 theo hình thức trực tuyến.
Đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và tập hợp về trước ngày 10/3.