Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua vào ngày 18/1 đã trở thành luật quan trọng, bởi đây là nền tảng pháp lý để tạo dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Chiều 18/1 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Cộng đồng Review bất động sản và các đơn vị liên quan đã tổ chức Diễn đàn “Thị trường bất động sản năm 2024 - Nhận diện thách thức và cơ hội phục hồi” để tìm ra giải pháp khôi phục thị trường bất động sản trong năm 2024.
Với 432 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,63%), ngày 18/1, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một trong những thông tin được đặc biệt mong đợi trong những ngày đầu năm 2024 bởi Luật Đất đai là một bộ luật lớn có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực; trong đó có bất động sản.
Nằm ở vị trí đắc địa phía Tây Hà Nội, Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội sau thời gian "im ắng” đang xuất hiện các đơn vị thi công trở lại.
Đến năm 2024, mặc dù thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều chuyển biến tích cực về cung cầu, nhưng phân khúc BĐS nghỉ dưỡng vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan. Các chuyên gia BĐS cho rằng, các địa phương cần có cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ ngành Du lịch, mới mong lấy lại niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư vào phân khúc này.
Chiều 12/1, Bộ Xây dựng tổ chức họp báo thường kỳ quý IV/2023; trong đó có việc công bố thông tin định kỳ về thị trường bất động sản.
Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) và Luật Nhà ở mới được Quốc hội thông qua năm 2023 là một bước tiến nhằm đảm bảo và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển minh bạch, lành mạnh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhận diện cơ hội kinh doanh BĐS từ năm 2024.
Nhận định từ các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho thấy thị trường BĐS phía Nam đã có sự chuyển dịch từ phân khúc hạng sang và siêu sang sang phân khúc tầm trung, giá khoảng 2 - 3 tỷ đồng/căn. Dự báo trong năm 2024, phân khúc tầm trung và dự án nhà chung cư sẽ khởi sắc trở lại khi sức cầu vẫn rất cao.
Ngày 5/1, Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức Diễn đàn thị trường bất động sản Việt Nam 2024 với chủ đề "Vượt qua thách thức".
Thị trường bất động sản năm 2024 được dự báo khó có thể bùng nổ nhưng sẽ dần đi vào ổn định.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công nhất là vào lĩnh vực hạ tầng có tác động nhất định đến khả năng phục hồi của thị trường bất động sản.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1376/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành và địa phương phải coi đây là một trong nhiệm vụ cấp bách; tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội đã vào cuộc mạnh mẽ với nhiều giải pháp; song, việc mất cân bằng về nguồn cung - cầu ở thời điểm hiện nay khiến cho thị trường có nhiều biến động, liên tiếp ghi nhận giá nhà giao dịch ở mức rất cao, nhất là căn hộ chung cư "đạt đỉnh".
Đánh giá về thị trường bất động sản năm 2023, Bộ Xây dựng nhận định, nguồn cung tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc, kéo dài từ đầu năm cho đến hết quý III và cải thiện không đáng kể ở quý cuối năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà ở “neo” tại mức cao và rất khó giảm do nhu cầu từ thị trường vẫn rất lớn.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), có tới 46% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 12.372 tỷ đồng.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh vừa có động thái đáng chú ý khi có văn bản đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 12 (lần 4) do UBND tỉnh Hải Dương tổ chức vào ngày 15/12, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, hiện tại, cả nước có hơn 200 dự án bất động sản du lịch đã được triển khai, tạo ra gần 100.000 căn condotel, 3.000 căn villa biệt thự, 15.000 căn khách sạn mới. Tuy nhiên, có hơn một nửa số dự án đó đang nằm “đắp chiếu” chờ sự tháo gỡ về pháp lý.
Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản kiến nghị các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu lại phân khúc thị trường và giảm giá bán sản phẩm nhà ở, chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Các chuyên gia chỉ rõ, cần nhìn thẳng vào thực tế hiện nay là doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội. Bài toán lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn đang tập trung ở các phân khúc cao hơn chứ nhà ở xã hội chưa phải là đích ngắm.
Cùng với xu thế chung trên thế giới, tại Việt Nam, người mua bất động sản hiện nay có yêu cầu cao hơn và cũng có nhiều sự lựa chọn hơn về sản phẩm. Do vậy, để duy trì cũng như nâng cao tính cạnh tranh, các chuyên gia khuyến cáo, chủ đầu tư cần chú trọng yếu tố xanh, hướng đến giá trị bền vững trong quá trình hoạch định và truyền tải đúng giá trị cam kết khi triển khai dự án.