Ngày 10/5, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) tổ chức 2 phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Đình Dù và Lạc Đạo.
Trong quý II/2024, nguồn cung chung cư mở bán mới tại Hà Nội tăng gấp bốn lần so với quý trước, đạt xấp xỉ 8.500 căn. Đây là thông tin được bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao Bộ phận Nghiên cứu thị trường và tư vấn phát triển - Công ty CBRE chia sẻ tại buổi họp báo công bố tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh diễn ra sáng 9/7.
Mặc dù giá chung cư không còn “phi mã” nhưng phân khúc này hiện vẫn ghi nhận sức thanh khoản tốt nhất so với các phân khúc sản phẩm khác trên thị trường bất động sản.
Ngày 5/7, tại Hà Nội, Báo Lao động tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tháo gỡ "điểm nghẽn", thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Dù được đặt nhiều kỳ vọng nhưng thị trường bất động sản từ đầu năm đến nay vẫn chỉ trong trạng thái cầm cự để củng cố nền móng sau những khó khăn kéo dài liên tục. Nguồn hàng vẫn khan hiếm, khách hàng vẫn trong tâm thế thăm dò.
Khảo sát của batdongsan.com.vn cho thấy, mặc dù nhu cầu tìm mua nhà trong quý II/2024 đã tăng lên đáng kể nhưng tỷ lệ thanh toán thành công vẫn chưa cao.
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đề xuất dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần và quy định hoán đổi quỹ đất 20% ở vị trí khác có giá trị tương đương.
Ngày 25/6, Tập đoàn Novaland cho biết, thời gian qua tập đoàn đã phối hợp với các cơ quan chức năng, hoàn thiện hồ sơ pháp lý và thủ tục cấp "sổ hồng" cho hơn 4.000 căn hộ, nhà ở thấp tầng để bàn giao đến khách hàng.
Theo Báo cáo Chỉ số giá Bất động sản Savills Việt Nam quý I/2024 (SPPI) công bố ngày 24/6, phân khúc nhà ở tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh diễn ra theo 2 thái cực đối lập.
Trong khi nhà ở xã hội vẫn khan hiếm thì tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh lại đang “bỏ hoang” hàng nghìn căn hộ tái định cư. Đề xuất chuyển nhà tái định cư thành nhà ở xã hội được nhiều chuyên gia đề xuất và cũng trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Đây được coi là giải pháp để thể giải "cơn khát" về quỹ nhà ở xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển đổi này không hề đơn giản bởi còn vướng hàng loạt cơ chế, chính sách.
Các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản nhận định, năm 2024 vẫn là năm của chung cư.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong 2 quý đầu của năm 2024, cùng với tín hiệu tích cực của nền kinh tế, thị trường bất động sản đang dần phục hồi và tốt hơn qua từng tháng.
Cùng với sự phát triển ngày càng "nóng" của thị trường bất động sản, vai trò của nhà môi giới bất động sản đang được đánh giá cao, với những yêu cầu ngày càng khắt khe. Mặc dù vậy, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, tới thời điểm hiện tại, chỉ có khoảng 40 nghìn người hoạt động môi giới bất động sản có Chứng chỉ môi giới bất động sản do các cơ quan chức năng cấp.
Ngày 29/5, tại diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2024 với chủ đề “Khơi dòng vốn, đón cơ hội phục hồi”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp giúp khơi thông dòng vốn thị trường bất động sản.
Việc quy định giá đất phản ánh đúng giá trị thị trường sẽ có những tác động cụ thể gồm tăng cường tính hiệu quả, minh bạch và thanh khoản cho thị trường bất động sản. Đây là nhận định của bà Giang Đỗ, Giám đốc Tư vấn tại Savills Việt Nam về quy định xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường trong Luật Đất đai 2024 chuẩn bị có hiệu lực.
Những tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) phía Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, thanh khoản bắt đầu tăng trở lại sau một thời gian dài “đóng băng”. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm nhà chung cư hợp túi tiền được khách tìm mua nhiều.
Báo cáo gửi Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Bộ Xây dựng cho biết, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội (NOXH) mới giải ngân được khoảng 640 tỷ đồng cho 8 dự án, lãi suất và thời gian hưởng lãi suất chưa thực sự thu hút người vay.
Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong nhiều năm qua luôn là đề tài “nóng” thu hút sự quan tâm của người dân, nhất là công nhân, người lao động ở TP Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị lớn, địa phương có nhiều khu chế xuất, công nghiệp nói chung.
Theo phản ánh của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện nay đang có tình trạng nhiều căn hộ tái định cư được đầu tư rất nhiều tiền nhưng lại bỏ không gây lãng phí, nhất là trong bối cảnh nhu cầu nhà ở không ngừng tăng, vượt quá nguồn cung hiện hữu.
Là địa phương được đánh giá là đi đầu trong phát triển nhà ở xã hội, tỉnh Bắc Ninh đang triển khai đầu tư xây dựng hàng chục nghìn căn nhà ở công nhân. Tuy nhiên, công nhân làm việc trên địa bàn lại không "mặn mà" với việc mua nhà tại các dự án này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội.