Theo các chuyên gia của Savills, việc kết hợp các yếu tố xã hội vào chiến lược kinh doanh bất động sản là một bước đi thông minh.
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Chính phủ giao Bộ Tài chính rà soát để trình Quốc hội việc kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) thêm 6 tháng, tức là tới giữa năm 2024. Mặc dù đã được hưởng nhiều “trợ lực” chính sách nhưng thị trường bất động sản vẫn kéo dài khó khăn và mong muốn được hưởng thêm ưu đãi giảm thuế.
Theo Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư và người mua nhà sẽ được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo nhiều gói tín dụng khác nhau. Việc vay vốn ưu đãi sẽ giúp người thu nhập thấp có nhà để ổn định cuộc sống còn chủ đầu tư có cơ sở để đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Tại sự kiện công bố báo cáo “Đánh giá tiến trình phục hồi thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2023 và dự báo tình hình thị trường quý IV/2023” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức ngày 12/10, bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường & Tư vấn xúc tiến đầu tư, lượng giao dịch được cải thiện qua từng quý.
Theo TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Vnrea), đối với thị trường BĐS hiện nay, pháp lý là "rào cản", khó khăn lớn nhất cần sớm được tháo gỡ để hồi phục nhanh.
Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội nhưng phân khúc này vẫn khó thu hút doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn “nhỏ giọt” trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở này đang được nhiều người dân mong đợi.
Trong 9 tháng, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản đạt 1,94 tỷ USD, chiếm khoảng 9,6% tỷ trọng FDI. Hiện dòng vốn vào bất động sản vẫn đang chảy đều.
Với sức ép từ cuộc đua tăng trưởng GDP, cạnh tranh xúc tiến đầu tư, nhiều địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi sai mục đích nhiều loại đất để phát triển các dự án bất động sản. Trong khi đó, xu thế của hiện tại thì ngay chính các sản phẩm bất động sản lại đang được khuyến khích hướng đến xu thế xanh hóa và hình thành các đô thị thông minh. Vậy, làm sao để mỗi dự án xanh là một viên gạch xây nền móng tương lai?
Sau thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản cả nước đang rục rịch ấm trở lại nhờ các chính sách, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được ban hành.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các ngân hàng chính thức giảm xuống còn 30% kể từ ngày 1/10/2023. Tuy vậy, Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HOREA) vừa tiếp tục có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đề nghị Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xem xét đề nghị gia hạn thêm 12 tháng thời điểm áp dụng quy định này.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ đang được hưởng lợi từ hạ tầng liên kết vùng; trong đó, quy hoạch đô thị bền vững được xem là “điểm nóng” đầu tư bất động sản trong vùng.
Nền tảng bất động sản công nghệ số hỗ trợ phát triển thị trường bất động sản (BĐS) với nguồn dữ liệu khổng lồ tổng hợp từ thị trường hơn 10 năm qua đã được kiểm chứng bởi khoảng 2 triệu BĐS và đang tiếp tục được mở rộng của Hệ sinh thái BĐS toàn diện và đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam (OneHousing) sẽ giúp người mua nhà tìm được sản phẩm đúng nhu cầu với độ an toàn cao nhất.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã cấp 3.812 giấy chứng nhận nhà đất trong 4 tháng qua, đạt tỷ lệ 4,7%. Tuy nhiên, vẫn còn 77.273 giấy chứng nhận chưa cấp cho người mua nhà.
Nhiều doanh nghiệp bày tỏ đồng tình với thông tin sẽ xem xét để "nới" điều kiện mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở cũng là vấn đề đang được quan tâm để tránh tình trạng “nới” điều kiện mua xong lại không có nhà để bán. Và câu chuyện lệch pha cung – cầu vẫn sẽ kéo dài chưa biết hồi kết.
Nửa cuối năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, giá bán căn hộ trên thị trường chuyển nhượng tăng 20 - 30% so với cùng thời gian 2021 – 2022 trong bối cảnh nguồn cung thị trường khan hiếm và gặp nhiều khó khăn. Nhu cầu mua bất động sản (BĐS) phục vụ nhu cầu ở thật của người dân không giảm, khiến giá bán chuyển nhượng trên thị trường luôn có biến động tăng. Chuyên gia BĐS Tạ Văn Mừng, Phòng Phát triển chuyển nhượng BĐS OneHousing (Hiệp hội BĐS Việt Nam) đã chia sẻ với phóng viên báo Tin tức về cơ hội cho nhà đầu tư trên thị trường chuyển nhượng BĐS Hà Nội cuối năm 2023.
Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, các dự án nhà ở riêng lẻ có nhiều căn hộ (thường được gọi là chung cư mini) phát triển nhanh chóng về số lượng ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Quý 4/2023, các địa phương trên địa bàn Hà Nội dự kiến tổ chức hàng loạt các dự án đấu giá quyền sử dụng đất xây dựng nhà ở nhằm tăng nguồn thu ngân sách để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Cả nước đang triển khai gần 300 dự án nhà ở xã hội và nguồn cung sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Mới đây, sau vụ cháy "chung cư mini" tại Hà Nội, một lần nữa, vấn đề xây nhà ở giá rẻ, nhà cho người thu nhập trung bình và thấp, lại một lần nữa được đặt ra.
Nhiều khu đất nhỏ hẹp bị bỏ trống sau quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng các dự án công cộng hoặc sau khi các công trình giao thông đô thị được mở rộng. Điều này đã tạo ra một lãng phí tài nguyên đất đai lớn trong một thành phố đang đối mặt với nhu cầu không gian ngày càng tăng.
Không được định danh, không có cơ sở pháp lý nhưng chung cư mini vẫn tồn tại, thậm chí nở rộ.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu rõ yêu cầu đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, hoàn thiện các quy định liên quan đến bất động sản nhằm tạo cơ chế đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.