Việc cải thiện nguồn cung được kỳ vọng giúp thị trường bất động sản nói chung và giá chung cư nói riêng hạ nhiệt.
Đến gần 11h ngày 29/8, phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 39 thửa đất tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã kết thúc với giá trúng cao nhất là 60 triệu đồng/m2 (tăng 2,5 lần so với giá khởi điểm), thấp nhất 23,3 triệu đồng/1m2 (đối với lô có giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/1m2).
Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy ngành sản xuất và chế biến chiếm hơn 70% tổng số FDI, phản ánh sự ưu tiên của các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ liên quan.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Công văn số 5774/BTNMT-QHPTTNĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Thời gian gần đây, nguồn cung bất động sản trên địa bàn Thủ đô còn tương đối khan hiếm, sản phẩm bất động sản nhà ở mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước.
Ngày 22/8, UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, huyện vừa ra thông báo tạm dừng tổ chức phiên đấu giá 20 lô đất còn lại ở khu Lòng Khúc, thuộc các lô LK01 và LK02 vào ngày 26/8 tới.
Trước tình trạng hàng nghìn người dân vất vả ngày đêm để tham gia đấu giá đất với giá trúng phi thực tế tại các huyện Hoài Đức và Thanh Oai vừa qua, ngày 21/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, Sở đã phối hợp với cơ quan Công an để xác minh, làm rõ việc một số nhóm đối tượng tham gia đấu giá đất với mục đích "đẩy giá" đất nền.
Chủ đầu tư vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình không công khai đầy đủ thông tin khi giao dịch bất động sản; đưa bất động sản vào kinh doanh nhưng không đảm bảo điều kiện theo quy định; thu tiền đặt cọc của khách hàng mua nhà chiếm tỷ lệ lớn so với giá trị của hợp đồng mua bán... gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Cùng với sự phát triển kinh tế, cuộc sống ngày càng hiện đại, định kiến về nhà dưỡng lão cũng đã dần thay đổi, theo hướng tích cực hơn.
Ngày 16/8, theo tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn, đơn vị vừa nhận được thông báo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai, Hà Nội với nội dung "Dừng triển khai tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất đợt 1 đối với 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương dự kiến mở vào ngày 17/8”.
Những ngày vừa qua, dư luận trên địa bàn Hà Nội rất "sốc" trước kết quả đấu giá quyền sử dụng 68 thửa đất tại huyện Thanh Oai.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 cho phép các địa phương được áp dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31/12/2025. Sau đó các địa phương sẽ áp dụng bảng giá đất mới từ ngày 1/1/2026. Bảng giá mới sẽ không bị khống chế bởi khung giá đất và buộc xây dựng tiệm cận giá thị trường. Các chuyên gia nhận xét, bảng giá đất mới sẽ tác động đến giá bất động sản.
Ngày 14/8, Bộ Xây dựng công bố thông tin định kỳ về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024; trong đó, ghi nhận từ số liệu báo cáo của 60/63 địa phương cho thấy, lượng tồn kho bất động sản tại các dự án trong quý II/2024 vào khoảng 17.105 căn, nền.
Một trong những lĩnh vực cho vay chính của tăng trưởng tín dụng là bất động sản thời gian qua giảm mạnh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân đều chậm lại. Đây là một trong những nội dung được ghi nhận tại công bố thông tin định kỳ của Bộ Xây dựng vừa phát hành ngày 14/8 về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024.
Theo thông tin công bố định kỳ của Bộ Xây dựng vừa phát hành ngày 14/8 về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024, trong bối cảnh thị trường bất động sản phục hồi còn chậm, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay đang có kế hoạch mở rộng quỹ đất để phát triển dự án.
Việc xuất hiện việc tăng giá đột biến ở phiên đấu giá đất mới đây tại Hà Nội khiến dư luận lo ngại về làn sóng “giá ảo”.
Bộ Tài chính vừa có công văn đề nghị các bộ, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản quy định chi tiết thi hành trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 96/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 – cùng ngày hiệu lực của luật này.
Mặt bằng bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang là một phân khúc đầu tư rất hiệu quả và có công suất hoạt động cao.
Để đáp ứng chỉ tiêu được giao tại Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Chính phủ và triển khai đầu tư nhà ở xã hội sau năm 2030, UBND thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo lập, phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) với khoảng 1 triệu m2 sàn, làm cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Ba luật liên quan đến bất động sản gồm Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản chính thức có hiệu lực với nhiều quy định mới. Thị trường bất động sản sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường với thông tin ngày càng minh bạch. Tuy nhiên, mong muốn “hạ nhiệt” giá bất động sản vẫn chưa như kỳ vọng.