Triển lãm 'Niệm' - Góc nhìn khác của nền hội họa Việt

Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và nghệ nhân Đào Trọng Cường đã cùng nhau tổ chức một triển lãm mang tên “Niệm”. Triển lãm khai mạc sáng 30/5, tại Bảo tàng Hà Nội.

Phát biểu tại lễ khai mạc, hoạ sỹ Ngô Xuân Bính cho biết: Ông và các đồng nghiệp Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và Đào Trọng Cường đã chuẩn bị gần 2 năm cho buổi triển lãm này. Những tác phẩm được trưng bày hôm nay là tâm huyết sáng tạo đặc biệt hướng về cội nguồn, “Niệm” về quê hương đất nước.

Chú thích ảnh
Một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm.

Chính vì vậy, triển lãm nghệ thuật đương đại “Niệm” mang đến cái nhìn khác lạ về hội hoạ, nơi mà nghệ thuật sáng tạo được đẩy lên cao trào, trong đó “nét chung ở các tác phẩm là sự hướng thiện thể hiện trong những nét vẽ miên man, huyền diệu, cảm xúc sáng tạo trào dâng, cảm hứng vô thức khoáng đạt”.

Họa sĩ Ngô Xuân Bính theo đuổi chất liệu sơn mài. Theo ông, sơn mài là một chất liệu truyền thống, nhưng luôn cần sự cải tiến, nghiên cứu, sáng tạo. Và vì thế, ông tiếp thu giá trị truyền thống, song cũng đã mạnh dạn kết hợp lối vẽ của phương Tây, diễn tả trực tiếp cảm xúc, màu sắc đường nét bằng cách vẽ đắp vào, bôi vào... tạo thành lối vẽ "dương".

Sự kết hợp hai lối vẽ "âm", "dương" trên mặt tranh tạo nên những hiệu ứng tương hỗ, khiến lối vẽ "âm" thêm lung linh, bí ẩn những lớp màu với chiều sâu ẩn hiện và cách vẽ "dương" thêm mạnh mẽ, tươi sáng, màu sắc như được dồn nén, tạo sự hài hòa mới cho sơn mài.

Xuân Bính luôn ám ảnh về đạo đời, nhân sinh quan và ông giải quyết ám ảnh đó bằng cách đưa vào tác phẩm. Mọi lo toan về danh tiếng lợi lộc không có trong tác phẩm của ông. Nhà lý luận phê bình Nguyễn Quân chia sẻ "Niệm" chính là một khúc quanh mới quan trọng trên đường - đạo sáng tạo của Ngô Xuân Bính.

Chú thích ảnh

Trong dịp triển lãm diễn ra, những tên tuổi của mỹ thuật đương đại đã giới thiệu đến công chúng hàng trăm tác phẩm mang nhiều phong cách. Với Lê Văn Thìn, đây là lần thứ hai tham gia cùng với họa sỹ Ngô Xuân Bính. Với họa sỹ Đặng Tin Tưởng, ông gây chú ý với người xem bởi sự phong phú về bút pháp và khả năng thay đổi bố cục một cách thông minh, hợp lý với các chủ đề khác nhau như: danh thắng, kiến trúc cổ... 

Với riêng nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường, người đã khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và 19 lãnh đạo quốc gia tham dự APEC lần thứ 14 bằng đá quý. Với nghệ nhân Đào Trọng Cường, các tác phẩm của ông không những là sự chắt chiu của hành trình đam mê khám phá cái đẹp từ ngọc và đá, mà còn chứa đựng cả niềm đau, hạnh phúc cuộc đời. Với lối đi riêng của mình, tranh của nghệ nhân Đào Trọng Cường là sự kết tinh của cảm xúc thăng hoa và tinh túy của thiên nhiên. 

“Niệm” của Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và Đào Trọng Cường đã khiến người xem choáng ngợp. Ở “Niệm”, cảm xúc hội họa trong mỗi tác phẩm đã xuất hiện trong lao động. Đó là cảm xúc sang trọng. Mặc dù có tới bốn nghệ sỹ cùng tham gia một triển lãm, mỗi người mang một phong cách, chất liệu, cảm xúc khác nhau nhưng vẫn mang tới cho người xem sự hài hòa, đồng điệu trong mỗi tác phẩm của mình.

Chú thích ảnh

Với hơn 200 bức tranh thuộc thể loại sơn mài, khắc gỗ, đá quý, tranh kết hợp, các họa sĩ đã mang đến cho công chúng một món ăn tinh thần đậm giá trị văn hóa truyền thống nhưng vô cùng mới lạ cả về ý tưởng, bút pháp cho đến nghệ thuật tạo hình trên các chất liệu từ cổ điển đến hiện đại. Có thể nhận thấy, những tác phẩm đồ sộ giống như “bữa tiệc hội họa” đã khiến cho “Niệm” xứng đáng trở thành một hiện tượng trong giới nghệ thuật.

Triển lãm “Niệm” sẽ kéo dài trong 2 tháng tại Bảo tàng Hà Nội. 

Duy Khánh
Ra mắt sách 'Việt Nam - Quốc gia của tình thương' và triển lãm tranh 'Bác để tình thương cho chúng con'
Ra mắt sách 'Việt Nam - Quốc gia của tình thương' và triển lãm tranh 'Bác để tình thương cho chúng con'

Ngày 19/5/2019, kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày lễ Phật Đản, tại Không gian văn hoá Việt - 16 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai trương Công ty đầu tư và phát triển nghệ thuật Việt Nam (The Art I&D), triển lãm “Bác để tình thương cho chúng con” với 38 bức tranh vẽ Bác Hồ và hoa sen của các họa sỹ từ nền hội họa Đông Dương, hội hoạ kháng chiến đến hội họa đương đại.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN