TP Hồ Chí Minh: Hoa tươi, cá chép vàng ế ẩm trong ngày cúng ông Công, ông Táo

Dù đã về chiều nhưng các mặt hàng đồ cúng ông Công, ông Táo như cá chép vàng, trái cây, hoa tươi... tại các chợ truyền thống vẫn còn nhiều. Một số tiểu thương phải mang hàng đi bán dạo hoặc mang ra vỉa hè để mong có khách ghé mua.

Chú thích ảnh
Dù đã về chiều nhưng các mặt hàng cúng ông Công, ông Táo tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn tồn rất nhiều. 

Ngày 25/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), dạo quanh một số chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ngoài những mặt hàng trang trí Tết, các mặt hàng phục vụ cúng ông Công, ông Táo được bày bán với nhiều mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều mặt hàng đồ cúng như cá chép vàng, bánh cá chép, hoa quả tươi... rơi vào cảnh ế ẩm. 

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống như: Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3), Bà Chiểu, Thanh Đa (quận Bình Thạnh), Tân Định, Đa Kao (Quận 1), Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3)… ngay từ sáng đã có nhiều người dân đi chợ mua đồ cúng ông Công, ông Táo. Các sản phẩm đặc trưng để chuẩn bị mâm cúng ông Công, ông Táo chủ yếu là xôi nếp, chè trôi nước, trái cây, hàng mã, cá chép… được nhiều khách hàng chọn mua. 

Chú thích ảnh
Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân TP Hồ Chí Minh thường đi chợ khá sớm để chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo. Tuy nhiên, năm nay do kinh tế khó khăn nên người dân thắt chặt chi tiêu trong việc mua sắm đồ cúng cho ông Công, ông Táo. 

Chị Nguyễn Thị Hằng, tiểu thương tại chợ Nguyễn Văn Trỗi cho biết, trong hôm nay chị chỉ bán được 300 viên chè trôi nước với mức giá từ 5.000 - 7.000 đồng/viên tùy kích cỡ và 45 đĩa xôi nếp với giá 25.000 đồng/đĩa… “So với năm ngoái, lượng người dân đi chợ mua sắm đồ cúng ông Công, ông Táo không nhiều do một số người dân thắt chặt chi tiêu và nhiều người đã về quê đón Tết sớm", chị Hằng cho biết.

Tương tự, anh Vũ Thế Tiệp, tiểu thương bán cá chép vàng tại chợ Nguyễn Văn Trỗi (Quận 3) cũng ngán ngẩm cho biết: "Tôi chỉ mua khoảng 300 kg cá chép vàng về bán từ ngày 20 tháng Chạp đến chiều tối nay, thế nhưng chỉ bán được khoảng 100 kg. Số hàng tồn đọng này tôi không biết xử lý thế nào để gỡ vốn vì năm nay giá nhập cá chép vàng cao hơn năm ngoái từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Giá cao nhưng tiểu thương vẫn phải nhập hàng về bán. Tuy nhiên, do người dân về quê sớm và thắt chặt chi tiêu nên sức mua khá yếu, giảm đến hơn 50% so với năm trước. Với số cá còn thừa, tôi xác định sẽ bị thua lỗ khoảng 50% số vốn bỏ ra".

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh mua sắm đồ cúng ngày ông Công, ông Táo tại TP Hồ Chí Minh:

Chú thích ảnh
Trong ngày cúng ông Công, ông Táo, mặt hàng đắt hàng nhất là chè trôi nước. Nhiều chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh đến gần trưa đã không còn chè trôi nước để bán.
Chú thích ảnh
So với năm ngoái, giá chè trôi nước năm nay không tăng. Tuy nhiên, do đoán được sức mua yếu, các tiểu thương không nấu nhiều nên mặt hàng này không rơi vào cảnh ế ẩm. 
Chú thích ảnh
Mặt hàng tiền, vàng mã cũng được khách hàng chọn mua nhiều trong ngày tiễn ông Công, ông Táo. 
Chú thích ảnh
Tại TP Hồ Chí Minh, trên bàn thờ cúng ông Công, ông Táo không thể thiếu bó hoa cúc vạn thọ. Giá loại hoa này dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng/cành. 
Chú thích ảnh
Các mặt hàng hoa tươi, vàng mã không tăng giá so với mọi năm. Năm nay, cả người bán và mua đều khá tuân thủ quy định đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để phòng dịch.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Năm nay, mặt hàng cá chép vàng rơi vào cảnh ế ẩm tại các chợ truyền thống trong ngày cúng ông Công, ông Táo. 

 

Chùm ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Tết ông Công ông Táo: Thả cá, không xả rác xuống lòng sông
Tết ông Công ông Táo: Thả cá, không xả rác xuống lòng sông

Sáng 25/1 (tức ngày 23 tháng Chạp), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hoạt động thả cá phóng sinh nhân ngày Tết ông Công ông Táo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN