Toàn cảnh đường Láng đang chờ 'siêu dự án' 21 nghìn tỷ đồng

Đường Láng (đi qua 4 phường của quận Đống Đa, Hà Nội) hiện đã quá tải gấp ba lần thiết kế ban đầu. Lưu lượng phương tiện gấp 5 - 7 lần khiến tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng trở nên trầm trọng.

Theo quy hoạch, đường Vành đai 2 khép kín dài 39 km, hiện còn 6,1 km chưa được cải tạo, đầu tư mở rộng; trong đó có đoạn nối Ngã Tư Sở - Cầu Giấy (đi trên tuyến đường Láng hiện tại). Do đó, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho rằng, mở rộng tuyến đường Láng và khép kín Vành đai 2 là cần thiết.

Video và chùm ảnh ghi nhận hiện trạng tuyến đường Láng hiện tại, trước đề xuất đầu tư 21 nghìn tỷ đồng để cải tạo:

Chú thích ảnh
Tên đường Láng được đặt từ năm 1986. Đường có chiều dài 3,8km, đi qua 4 phường của quận Đống Đa là: Láng Thượng, Láng Hạ, Thịnh Quang và Ngã Tư Sở.
Chú thích ảnh
Đây là tuyến đường huyết mạch nối ngã tư Cầu Giấy và Ngã Tư Sở.
Chú thích ảnh
Đường trở nên quá tải vì phải đón nhận gấp 3 lần số phương tiện lưu thông so với thiết kế ban đầu.
Chú thích ảnh
Hà Nội dự kiến chi hơn 17.000 tỉ đồng để mở rộng đường Láng, từ 21m lên 53,5m.
Chú thích ảnh
Hà Nội cũng dự chi gần 4.000 tỷ đồng để làm tuyến Vành đai 2 phía trên đường Láng này.
Chú thích ảnh
Tuy chiều dài tuyến đường chỉ 3,8km, nhưng việc chi cho giải phóng mặt bằng lên đến 16.700 tỉ đồng.
Chú thích ảnh
Do đây là tuyến đường có hoạt động kinh doanh sầm uất, với hàng loạt nhà ống san sát nhau.
Chú thích ảnh
Đường Láng được biết đến có nhiều bóng mát bởi hàng cây xà cừ lâu năm, được trồng suốt toàn tuyến, ở cả vỉa hè và phân cách giữa.
Chú thích ảnh
Đường Láng có hai nút giao cắt với hai trục đường lớn là Nguyễn Chí Thanh sang Trần Duy Hưng và Láng Hạ sang Lê Văn Lương.
Chú thích ảnh
Hai nút giao này được xây dựng cầu vượt để tránh xung đột giao thông, hạn chế ùn tắc.
Chú thích ảnh
Qua nghiên cứu sơ bộ, Sở GTVT Hà Nội đang tính tới 3 phương án cải tạo tuyến đường này hiệu quả nhất; trong đó có tính đến mở rộng đường Vành đai 2 về phía sông Tô Lịch.
Chú thích ảnh
Nếu đường Vành đai 2 trên cao mở rộng về phía sông Tô Lịch, vừa không phụ thuộc dự án mở rộng dưới thấp, mà vẫn bảo tồn được hàng cây xà cừ cổ thụ.
Chú thích ảnh
Bên cạnh đó, Sở GTVT cũng đang tính phương án làm đường sắt đô thị thay vì mở rộng đường Láng và Vành đai 2.
Chú thích ảnh
Theo PGS.TS Doãn Minh Tâm, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ, Bộ GTVT, dự án mở rộng đường Láng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông và kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Chú thích ảnh
Dư luận xã hội cũng đồng tình việc mở rộng đường Láng nhưng bày tỏ băn khoăn về chi phí cho giải phóng mặt bằng là quá cao. Một số ý kiến của các chuyên gia nhận định, đường to chưa phải là giải pháp giải quyết tận gốc ùn tắc giao thông.
Chú thích ảnh
Ông Phan Trường Thành, Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính - Sở GTVT Hà Nội cho biết, do tổng thể dự án có tổng mức đầu tư lớn nên Sở đề xuất tách thành hai dự án: Trên cao và dưới thấp.
Chú thích ảnh
Vì dự án quy mô lớn và phức tạp, TP Hà Nội cũng đang phải cân đối nguồn vốn cho Vành đai 4, nên phải cuối năm 2024, cơ quan quản lý mới trình Hội đồng nhân dân thành phố xin chủ trương đầu tư dự án.
Chú thích ảnh
Sở GTVT Hà Nội cũng đã tính toán đến các yếu tố kỹ thuật, thoát nước, môi trường, hiệu quả đầu tư nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới người dân trong khu vực dự án.

 

Anh Quân-Minh Huyền/Báo Tin tức
Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Sẽ thận trọng khi triển khai 'siêu dự án' mở rộng đường Láng
Sở Giao thông vận tải Hà Nội: Sẽ thận trọng khi triển khai 'siêu dự án' mở rộng đường Láng

Ngày 10/5, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã thông tin về dự án mở rộng đường Láng và quy hoạch đường Vành đai 2 trên cao. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính (Sở GTVT Hà Nội) về vấn đề này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN