Nghi thức tâm linh huyền bí trong lễ hội Cầu mùa của người Dao đỏ

Một trong các hoạt động Chào năm mới 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) là trích đoạn lễ hội cầu mùa do đoàn nghệ nhân dân tộc Dao đỏ xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang tái hiện.

Lễ hội cầu mùa là một nét văn hóa đặc sắc được duy trì bao đời nay của người Dao đỏ huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Lễ cầu mùa thể hiện tâm nguyện của đồng bào với mong muốn mùa màng tốt tươi, bội thu, con người khỏe mạnh, ấm no, tránh được thiên tai như mưa lũ, hạn hán, sâu bọ phá hoại.

Lễ hội cầu mùa của người Dao đỏ ở huyện Xín Mần, Hà Giang thường được tổ chức từ tháng 10 âm lịch năm cũ đến tháng 2 âm lịch của năm mới. Mỗi gia đình trong dòng họ sẽ cử đại diện một người tham gia lễ hội cầu mùa để mang may mắn về cho gia đình.

Theo phong tục, lễ vật dâng cúng thần linh trong lễ cầu mùa rất quan trọng và phải được chuẩn bị chu đáo. Mâm cúng gồm lợn, gà trống, gạo, bánh chưng, tiền... sau đó thầy cúng là người có uy tín nhất trong bản sẽ là chủ tế thực hiện các nghi thức dâng cúng lễ vật mà gia đình trong bản đóng góp để báo với tổ tiên cúng thổ công, long đất và những vị thần núi, thần rừng bao quanh làng.

Chú thích ảnh
Hai thầy mo treo tranh thờ chuẩn bị cho lễ cúng.
Chú thích ảnh
Đồ lễ và vật dụng gia chủ chuẩn bị lễ cầu mùa.
Chú thích ảnh
Thầy Tào, thầy mo chuẩn bị đồ làm lễ gồm: Tranh thờ, tù và (sừng trâu), quần áo, chiêng, chũm chọe, chuông, trống, kèn Pí lè, sớ cầu trời, sách cúng - kiếm.
Chú thích ảnh
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, đại diện dòng họ mời thầy Tào, thầy mo đến và chuẩn bị nước tắm cho các thầy.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Đại diện dòng họ dâng rượu các thầy, sau đó các thầy đọc bài cúng mời Ngọc Hoàng, sư phụ, thổ công, thổ địa, thần núi, thần rừng, ông bà tổ tiên về chứng giám.

 Bài cúng như sau: 

Hôm nay ngày lành tháng tốt, chúng con dâng lễ vật cúng dâng lên Ngọc Hoàng, Thần linh chứng giám cho tấm lòng của bà con dân bản. Chúng con cầu cho mưa thuận gió hòa để có nước cho vạn vật nảy nở, cây lúa sinh sôi. Cầu thần linh bảo vệ mùa màng để lúa chín vàng, bông mẩy hạt. Trồng lúa nếu có sâu bọ có chim chuột đến phá mong Ngọc Hoàng, thần linh hãy đuổi chúng đi, phù hộ cho cây lúa tốt tươi, che chở cho con cháu được bình an, mạnh khỏe, no đủ, con trâu, con bò, lợn, gà nhanh lớn không bị dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ thổi sừng trâu rồi vái lạy và đốt giấy bạc gửi cho Ngọc Hoàng, thần linh với ý nghĩa cảm tạ và tiễn thần linh Ngọc Hoàng về trời.
Chú thích ảnh
Sau khi các thầy cúng xong phần lễ, thì mọi người sẽ cùng nhau thổi kèn Pi lè, đánh trống, múa chuông để xua đuổi tà ma, ác thú và những điều không may mắn của năm cũ và cùng nhau múa trống, chiêng để cầu tài, cầu lộc, gia súc gia cầm mau về với với gia đình dòng họ và bản làng.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Lễ cầu mùa và Lễ cúng Bàn Vương trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Lễ cầu mùa và Lễ cúng Bàn Vương trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố hai Di sản Văn hóa phi vật thể của tỉnh được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN