Muôn vẻ người nhập cư bất hợp pháp tìm đường sang Anh

Với 70% người di cư đã đặt chân được vào lãnh thổ Anh bằng cách bất hợp pháp từ Calais (thành phố cảng của Pháp) thì London đang được cảnh báo về những khó khăn lớn trước mắt.

Tiết lộ mới đây của một lãnh đạo cảnh sát Anh cho biết mỗi tháng có 900 người di cư bất hợp pháp đã liều mạng tới nước này bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm thay đổi tình trạng này.

Người di cư trèo vào thùng xe tải để vượt biên sang.


Một người nhập cư bất hợp pháp đã liều lĩnh tìm đường sang Anh .


Đã xuất hiện nhiều cáo buộc cái tài xế xe tải nhận tiền để chở người di cư bất hợp pháp đến Anh.


Trong cuối tuần qua, hàng loạt biện pháp đã được thực hiện bằng cách tăng cường máy quay giám sát, nhân viên an ninh và đèn chiếu sáng đến Calais.


Tuy nhiên vào ngày 31/7 vừa qua, chính phủ Anh vấp phải vô số phản đối sau khi công bố bổ sung thêm hàng rào và cảnh khuyển đến Calais.


Chính phủ Anh tuyên bố sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp để cho thấy nước Anh không phải là “vùng đất của mật ong và sữa”.


Người di cư tập trung chủ yếu ở Calais bởi đây là địa điểm mà khoảng cách đến "lục địa già" là ngắn nhất, và vào những ngày trời quang mây, từ Calais có thể quan sát thấy rõ vách đá Dover của Anh cách đó 33,7 km.

Lord Green chủ tịch tổ chức nghiên cứu người tị nạn và nhập cư Migrationwatch cho biết: “Có hai lý do khiến Calais trở thành tụ điểm của những người nhập cư bất hợp pháp, thứ nhất nước Anh được coi là một điểm đến dễ dàng và thứ hai là họ có thể đột nhập vào Anh từ đây”.

Chỉ trong khoảng thời gian từ 27-30/7, đã có khoảng 5.000 người cố gắng từ Calais vượt qua đường hầm eo biển Anh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Theresa May và người đồng cấp Pháp Bernard Cazeneuve đã kêu gọi các quốc gia châu Âu khác hỗ trợ tìm ra căn nguyên của khủng khoảng di cư toàn cầu.

Tại Anh, đã có 2.157 trường hợp người nhập cư bất hợp pháp bị bắt trong khoảng thời gian 6 tháng đầu năm trong khi cùng thời điểm này năm ngoái, con số này là 1.836 người.


Trong cuối tuần qua, sự việc đã trở nên nóng hơn sau khi nhóm 200 người nhập cư đã cố gắng phá hàng rào để vượt qua đường hầm eo biển Anh.


Tổ chức Chữ thập đỏ Anh cho biết những người di cư muốn đến Anh bởi họ tin rằng cơ hội tìm kiếm việc làm tại đây dễ dàng hơn và hầu hết họ đều có thể nói được tiếng Anh.


Tình hình tại Calais đã khắc họa cho khủng hoảng di cư tại châu Âu bắt nguồn từ những người tị nạn thuộc các nước đang xảy ra chiến sự như Syria, Afghanistan…


Cảnh sát Pháp theo dõi nhóm người di cư nằm chắn đường tại Calais.



Hà Linh (Theo DailyMail)
Cuộc sống chông chênh của người di cư Myanmar, Bangladesh
Cuộc sống chông chênh của người di cư Myanmar, Bangladesh

Những giọt nước mắt và nỗi tuyệt vọng vương vấn trên gương mặt những người di cư Myanmar và Bangladesh khi họ phải đấu tranh sống còn trên các con tàu lênh đênh ngoài biển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN