Linh thiêng Lễ tế đàn Nam Giao lúc nửa đêm

Vào lúc 0h 5 phút sáng 29/4, lễ tế đàn Nam Giao đã diễn ra tại đàn Nam Giao - thành phố Huế, trong không khí trang nghiêm. Đây được xem là một trong những hoạt động mở đầu cho Festival Huế năm nay.

Nhiều người dân kính cẩn lạy tạ, dâng hương cầu khẩn sức khỏe, bình an hạnh phúc tại hương án.

Đàn Nam Giao là nơi các vua Nguyễn tế trời, được đặt tại làng An Ninh vào năm 1803, thời vua Gia Long. Năm 1806, đàn được dời về phía Nam của Kinh Thành - nay là địa phận phường Trường An, thành phố Huế.

Đường đi tới đàn Nam Giao.

Đúng như nghi lễ truyền thống, Đoàn chẩn tế là những người đại diện cho nhân dân đến Đàn Nam Giao Huế trong bộ áo dài khăn đóng vô cùng trang trọng để nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và xin sự viên mãn, gia đình bình an.

Mâm lễ phẩm có tam sinh (3 con vật quan trọng chuyên cúng tế ở đàn Nam Giao) là trâu, dê và heo. Đây là lễ phẩm mà người dâng lên để tỏ lòng thành với thần linh và trời đất.

Buổi lễ bắt đầu bằng lễ Nghênh thần tại án ở Phương đàn (đàn dưới) gồm lễ dâng hương và dâng trà. Tiếp đến là lễ tế tại Viên đàn (đàn trên), gồm các lễ: Dâng hương, dâng rượu, dâng sớ, dâng trà. Và Lễ Tống thần, Lễ Tư chúc bạch soạn ở án Nghênh thần tại Phương đàn.

Lễ vật dâng tế gồm có 3 con vật quan trọng chuyên cúng tế ở đàn Nam Giao là nghé, dê và lợn cùng với trái cây, hương hoa, trầm trà, bánh trái, ngọc lụa, quả hộp, giấy vàng bạc, rượu, đèn sáp. Bên cạnh đó là ban nhạc lễ cung đình có đầy đủ trống kèn.

Những người đại diện cho nhân dân đến Đàn Nam Giao Huế trong bộ áo dài khăn đóng vô cùng trang trọng bàn chuyện về nghi thức buổi tế trước khi vào lễ.

Tế Nam Giao - lễ tế Trời, Đất và các vị thần linh quan trọng, là một trong những nghi lễ trang nghiêm, mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh của con người. Đến nay, qua nhiều lần phục dựng, nét văn hóa truyền thống độc đáo này đang dần được hồi sinh. Bên cạnh những ý nghĩa lịch sử, văn hóa cùng giá trị nhân văn sâu sắc, việc đưa lễ tế Giao ở Huế đi vào bài bản, chuẩn xác đã mang lại nét độc đáo trong các kỳ Festival Huế và trong đời sống tâm linh của người dân cố đô Huế.

Lễ tế Giao năm 2016, đích thân Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế Lê Trường Lưu (giữa) và Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao (bìa trái) làm lễ cáo trước khi đi vào lễ chính.

Toàn cảnh đàn Nam Giao lúc 0h05 phút sáng 29/4.

Lễ tế bắt đầu tại Phương Đàn.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện nghi Lễ tế đàn Nam Giao.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện nghi Lễ tế đàn Nam Giao.

Theo nghi lễ triều Nguyễn, phục vụ lễ tế sẽ có 128 văn công và vũ công múa Bát Dật, các ca công hát 9 khúc nhạc tế trong 9 giai đoạn khác nhau của cuộc lễ. Hiện nay, đội nhạc lễ này được giản lược bớt.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện nghi Lễ tế đàn Nam Giao.

Nghi lễ ở đàn Nam Giao được xem là phức tạp nhất, với các nghi thức tế lễ như: lễ quán tẩy, lễ đón các thần, lễ tế ngọc và lụa, lễ tấn trở, lễ hiến tước, lễ truyền chúc, lễ á hiến, lễ ban phúc, lễ triệt hạ đã được diễn ra uy nghiêm, kính cẩn như tấm lòng thành của cả vua quan cùng dân chúng dâng lên trời, đất và các vị thần linh.

Ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, trưởng ban tổ chức Festival Huế 2016 làm chủ tế lễ tế Giao. Vị lãnh đạo này cho biết, do những ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng, lễ hội này được nghiên cứu và phục dựng thành công trong 6 kỳ Festival Huế từ 2002 đến 2012, mang đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất cố đô.

Mâm lễ phẩm có tam sinh dâng lên trời đất.

Theo nghi lễ triều Nguyễn, phục vụ lễ tế sẽ có 128 văn công và vũ công múa Bát Dật, các ca công hát 9 khúc nhạc tế trong 9 giai đoạn khác nhau của cuộc lễ.

Tiếng trống theo lệnh rộn ràng trên Viên đàn.

Rượu của chủ tế dâng lên thần linh thể hiện sự tôn kính của con người đối với trời đất, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, thiên hạ thái bình.

Đại diện nhân dân trên đàn lễ thực hiện nghi thức Sơ hiến.

Đại diện nhân dân trên đàn lễ thực hiện nghi thức Thướng Hương.

Lễ tế Giao tại Đàn Nam Giao.

Nghi lễ Tư chúc bạch soạn trong lễ tế Giao tại Đàn Nam Giao.


Nghi lễ Tư chúc bạch soạn trong lễ tế Giao tại Đàn Nam Giao.

Chùm ảnh: Quốc Đỉnh
Linh thiêng nguồn cội – Xứng danh con cháu Lạc Hồng 2016
Linh thiêng nguồn cội – Xứng danh con cháu Lạc Hồng 2016

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Việt Nam học và KHPT, Trung tâm đào tạo, tư vấn và thông tin kinh tế, CLB các nhà Công Thương Việt Nam, Công ty truyền thông Đông A tổ chức chương trình "Linh thiêng nguồn cội – Xứng danh con cháu Lạc Hồng 2016".

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN