Khảo cứu cây mắc ca trước khi phát triển mở rộng

Cây mắc ca hiện được trồng chủ yếu ở hai khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên với tổng diện tích khoảng 2.440 ha. Trong đó, khu vực Tây Nguyên chiếm 1.640 ha.

Cây mắc ca dễ sống, đầu tư cơ bản thấp nhưng chỉ trồng được ở một số địa phương có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. Đây là loại cây trồng mới, trong quá trình trồng thử nghiệm ở một số địa phương cho thấy sự sinh trưởng cũng như năng suất cho những kết quả khác nhau.

Theo Bộ NN&PTNN, việc quy hoạch phát triển loại cây này cần dựa trên kết quả khảo nghiệm thực tế tại các địa phương. Đồng thời, xác định cụ thể vùng khí hậu phù hợp với đặc tính loại cây này và hoàn thiện chế biến thương phẩm, đảm bảo sản phẩm có đầu ra ổn định.

Hiện các nhà khoa học và chuyên gia khuyến cáo các hộ nông dân không trồng mắc ca thay thế các loại cây khác như: Cà phê, cao su, ca cao… mà nên trồng xen kẽ với các loại cây công nghiệp này nhằm hạn chế rủi ro.

Ông Nguyễn Văn Cúc (trái), xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk trồng khảo nghiệm cây mắc ca xen với cây cà phê vối cho năng suất cao.


Chùm quả mắc ca.


Quả mắc ca khô.


Hoa mắc ca.



Nhân quả mắc ca có giá trị dinh dưỡng cao.


Vườn mắc ca giống của gia đình ông Nguyễn Văn Cúc, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.


Dương Giang - TTXVN
Thận trọng trồng cây mắc ca
Thận trọng trồng cây mắc ca

“Cơn sốt” trồng cây mắc ca đang xuất hiện ở các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, khi không ít nông dân nghèo chạy theo loại cây được coi là tiềm năng này. Tuy nhiên, việc trồng một loại cây còn khá mới với Việt Nam cần có những bước đi thận trọng để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN