Miền núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ của nước ta, trải dài từ Bắc đến Nam, là nơi cư trú của khoảng 12,25 triệu đồng bào các dân tộc. Trong những năm gần đây, thiên tai xảy ra tại các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khá phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống, sự an toàn của đồng bào, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội. Thậm chí, thiên tai xảy ra thường xuyên còn có khả năng hủy hoại những nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đưa khu vực này trở lại tái nghèo.
Phá rừng làm nương, rẫy là một trong những nguyên nhân gây nên lũ quét, lũ ống. |
Lũ ống gây sạt lở đất, vùi lấp nhà cửa, hoa màu. |
Dòng chảy của nhiều con suối bị thay đổi vì ảnh hưởng của thiên tai. |
Việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở vùng miền núi là hết sức khó khăn, do địa hình có độ dốc lớn, dòng chảy của sông suối mạnh và rừng bị tàn phá nghiêm trọng, gây nên hiện tượng đất bị xói mòn, sụt lở, lũ quét, lũ ống xảy ra liên tục.
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và làm biến đổi môi trường sinh thái.
Trong khi đó, nhận thức của đồng bào về thiên tai rất hạn chế, những thông tin về thiên tai đến với đồng bào cũng ít do mạng lưới truyền thông và thông tin từ cấp tỉnh xuống các cấp cơ sở còn yếu kém, do thiếu nguồn lực nhân sự và vật chất.
Mặt khác, cơ chế quản lý tập trung từ trên xuống dưới ở các huyện miền núi chưa thúc đẩy được vai trò chủ động, cũng chưa huy động được các nguồn lực cộng đồng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quản lý thiên tai nói riêng.
Giá rét và sương muối làm thiệt hại hoa màu. |
Biến đổi khí hậu làm cho Tây Nguyên thiếu nước. |
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nước sông dâng cao làm nhiều ngôi nhà bị ngập, thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến đời sống đồng bài. |
Minh Phúc