Haiti 20 tháng sau thảm họa động đất

Haiti vẫn tan hoang sau 20 tháng xảy ra trận động đất kinh hoàng ngày 12/1/2010, cướp đi sinh mạng của 300.000 đến 700.000 người. Cảnh tượng đổ nát, cuộc sống khốn khó vẫn bao trùm phần lớn thủ đô Poóctô Pranhxơ, nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất trên 100 năm mới có một lần ở đất nước nghèo khó thứ hai thế giới này.

 

 


 

Dinh Tổng thống một thời tráng lệ, nay vẫn chưa được sửa chữa.


Trụ sở Bộ Tài chính chỉ còn là một đống đổ nát.


Các khu nhà ổ chuột trên những sườn đồi quanh thủ đô là nơi bị thiệt hại
nhiều nhất.

Thủ đô của trên 800.000 dân (trong tổng số trên 9 triệu người Haiti) nằm bên bờ vịnh, nhấp nhô đồi núi, chỉ còn lác đác vài tòa nhà cao tầng và những công trình được xây kiên cố (bê tông, cốt thép). Những “cánh đồng” lều trại được dựng lên khắp nơi, trong đó có khu lều trại rộng lớn ngay trước Dinh Tổng thống, dành cho hàng nghìn nạn nhân trú ngụ. Dinh Tổng thống, một tòa nhà kiến trúc kiểu thuộc địa, tráng lệ một thời, nay đổ siêu vẹo, như một minh chứng cho thảm cảnh của người Haiti khốn khó.


 

Khu lều bạt trước Dinh Tổng thống

Khu lều bạt tại vùng Bourdon, ngoại ô thủ đô Poóctô Pranhxơ.


Cuộc sống chưa thể trở lại bình thường nhưng những người còn sống sót vẫn qua ngày theo cách riêng của Haiti. Hàng quán mở dọc vỉa hè, quán ăn bình dân, xe khách, xe ôm, người ăn xin, người tụm năm tụm ba nơi góc đường, hè phố đầy rác rưởi và những đống đổ nát.

 

Nhiều xe chở khách được sơn mầu sặc sỡ.

Người bán hàng rong- cảnh tượng thường thấy ở thủ đô Haiti.

 

Đây đó, một thủ đô đang hồi sinh qua những công trình -dù chưa nhiều- sửa sang, xây mới nhà ở, công sở và tiếng trẻ em ê a học bài sau những căn lều bạt. Hàng ngày, người dân (phần đông là thanh niên) vẫn kéo đến các cửa hàng dịch vụ của Natcom, liên doanh giữa Tập đoàn Viettel của Việt Nam và công ty viễn thông quốc doanh Teleco của Haiti (trong đó Viettel chiếm 60% cổ phần) để đăng ký các dịch vụ di động và Internet một cách rất hào hứng vì giá rẻ “bất ngờ” so với các nhà mạng khác và tốc độ cao.

 

Chợ có ở khắp nơi.

Hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng sắt được bày bán ở nhiều nơi.




Một xe bán mía tấm ở trung tâm thủ đô.

Thủ đô Haiti hầu như không có xe đạp, chủ yếu đi bộ, các loại ô tô và xe "ôm", phần lớn là xe "Win Trung Quốc", có lẽ do phố phường đều trên đồi núi.


 

Haiti có hàng trăm cơ quan báo chí. Trong ảnh: Các nhà báo Haiti tác nghiệp tại một cuộc họp báo ngày 7/9/2011.

 

Người Haiti rất không thích, thậm chí khó chịu, khi bị chụp ảnh. Riêng cô khách hàng của liên doanh Natcom (giữa Viettel của Việt Nam và Teleco của Haiti) này tỏ ý sẵn sàng đứng trước ống kính.

Có người nước ngoài sống ở Haiti kha khá thời gian nói rằng người Haiti lười lao động, thụ động, trông chờ vào viện trợ và không thân thiện. Còn chúng tôi, những nhà báo Việt Nam có mặt tại Haiti những ngày đầu tháng 9/2011 này, lại cảm nhận rằng: Haiti tang thương rất cần được giúp đỡ!

 

Duy Truyền (từ Haiti)

Ngỡ ngàng Haiti
Ngỡ ngàng Haiti

Dù đã được tiếp cận với khá nhiều thông tin nhưng Haiti vẫn khiến chúng tôi ngỡ ngàng khi vượt nửa vòng Trái Đất tới thăm mảnh đất khốn khó này...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN