Độc đáo cây cầu cổ mang hình chiếc thuyền nan úp ngược

Cầu Khum hay còn gọi là cầu Mới thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội là một trong ba cây cầu cổ của xứ Đoài xưa còn lại đến ngày nay.

 Video và hình ảnh độc đáo cây cầu cổ mang hình chiếc thuyền nan úp ngược:

 

Chú thích ảnh
Cây cầu có thiết kế dạng "thượng gia, hạ kiều" (trên là nhà, dưới là cầu), hình dáng tựa chiếc thuyền nan úp ngược, là nơi linh thiêng của làng Yên, Thạch Thất, TP Hà Nội. 
Chú thích ảnh
Toàn bộ phần mặt trước cây cầu.
Chú thích ảnh
Phần thượng gia dài trên 12m. Hai đầu chỉ rộng khoảng 4m. Gian giữa cao, thấp dần ra 2 đầu hồi.
Chú thích ảnh
Trước kia con đường độc đạo đi vào làng Yên phải qua cầu Khum và cây cầu đóng vai trò là như cổng làng. Toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt, thông thương của dân làng đều đi qua cây cầu này.
Chú thích ảnh
Cây cầu được sửa chữa năm Ất Hợi 1935, trong đó phần hạ kiều được làm lại hoàn toàn. 
Chú thích ảnh
Cây cầu dài bắc qua ngòi nước chảy dẫn vào đền, vừa là cầu, vừa là nơi thờ tự của người dân làng Yên.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Toàn bộ phần tường xây bằng đá ong cổ kính, hệ thống kèo, xà nhà được làm bằng gỗ khá chắc chắn, dưới thượng gia là hạ kiều có 3 cống được cuốn bằng đá ong, đẽo múi cam, rất chắc khỏe. Mùa nước thấp, cống gần 3m nên thuyền nhỏ có thể qua được.
Chú thích ảnh
Nhà thượng gia được làm bằng gỗ tứ thiết, có 2 hàng cột cái, 2 hàng cột quân. Kết cấu hệ mái cầu Khum hầu như vẫn còn tốt đến tận ngày nay.
Chú thích ảnh
Lệ làng vào ngày 20/2 và 20/8 âm lịch hàng năm, dân làng Yên lại tổ chức lễ rước, dâng hương long trọng từ cầu vào làng để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần linh vừa để cầu chúc cho quốc thái dân an, dân làng làm ăn thuận lợi.
Chùm ảnh, clip: Lê Phú/Báo Tin Tức
Hợp long cầu Cổ Phúc bắc qua sông Hồng
Hợp long cầu Cổ Phúc bắc qua sông Hồng

Chiều 24/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức lễ hợp long cầu Cổ Phúc bắc qua sông Hồng thuộc địa bàn huyện Trấn Yên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN