Chung tay 'thả cá đừng thả túi nilon' ngày cúng ông Công ông Táo

Sáng 22/1 (tức ngày 23 tháng chạp), theo phong tục truyền thống Viêt Nam, sau khi hoàn tất lễ cúng ông Công ông Táo, cá chép được mọi người mang ra sông suối, ao hồ để thả. Vào dịp này hàng năm, giới trẻ Thủ đô lại chung tay hỗ trợ người dân thả cá giữ lại túi nilon, nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường.

Chú thích ảnh
Từ sáng sớm 22/1, Nhóm tình nguyện viên (TNV) có tên là tên "Cá chép, đã có mặt trên cầu Long Biên, hỗ trợ người dân thả cá, tro nhang sau khi cúng ông Công ông Táo.
Chú thích ảnh
Các TNV đứng dọc theo cây cầu, hướng dẫn người dân cách thả cá chép an toàn, không gây ảnh hưởng môi trường và giao thông trên cầu. Nhóm gồm hơn 60 người, hầu hết là  sinh viên, học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Cá sẽ được cho vào xô và thả dần xuống sông. 
Chú thích ảnh
Nhờ có nhóm TNV, người dân không phải dừng xe lâu trên cầu để tự thả cá, gây mất an toàn giao thông.
Chú thích ảnh
Chú thích ảnh
Tại hồ Tây (Hà Nội) cũng có đông người dân thả cá chép.
Chú thích ảnh
Phong tục thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời là nét văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết ông Công ông Táo.
Chú thích ảnh
Người dân đã có ý thức cao không bỏ nilong khi đi thả cá, đảm bảo môi trường nước tại hồ Tây không bị ô nhiễm.
Lê Phú/Báo Tin Tức
Thả cá chép, tiễn ông Công, ông Táo
Thả cá chép, tiễn ông Công, ông Táo

​​​​​​​Theo truyền thống, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, mỗi gia đình Việt đều soạn mâm cơm cúng, tiễn ông Công, ông Táo lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tình hình năm qua và xin may mắn, sức khỏe, tài lộc cho gia đình ở năm mới. Trong đó, một nghi thức không thể thiếu là phong tục thả cá chép ra sông, hồ, bởi theo quan niệm dân gian, cá chép sẽ hóa rồng, đưa các vị Táo quân lên Trời.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN